Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012
Bệnh tiểu đường có thể ngăn ngừa bằng đu đủ và trà xanh

Bệnh tiểu đường có thể ngăn ngừa bằng đu đủ và trà xanh

Trong trà xanh và đu đủ lên men có chứa chất ngăn ngừa việc phát triển lượng đường trong máu, axit uric...


Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu y sinh học và Vật liệu sinh học trường Đại học Mauritiuts, trà xanh và đu đủ lên men có khả năng phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả.
Giáo sư Theesan Bahorun giải thích, trong là trà xanh có chứa chất ngăn ngừa việc phát triển lượng đường trong máu, trong khi thành phần của đu đủ lên men giúp làm giảm mức độ của phản ứng của Vitamin C và axit uric.

Hơn 1 trăm bệnh nhân đái tháo đường giai đoạn đầu tham gia thử nghiệm. Nhóm thứ nhất gồm 77 người uống 3 tách trà xanh mỗi ngày trước bữa ăn. Còn 78 người khác uống ba ly nước nóng mỗi ngày. Thời gian thực hiện là 14 tuần. Sau đó, các nhà khoa học phân tích tỷ lệ đường huyết, lipid máu, hệ thống miễn dịch, chức năng gan, thận… của các tình nguyện viên.

Kết quả cho thấy, nhóm thứ nhất có các chỉ số vừa nêu tốt hơn nhóm thứ hai. Điều này cho thấy, trà xanh có tác dụng tăng cường khả năng chống ô-xi hóa. Thêm vào đó, trà xanh không có bất kỳ tác động tiêu cực nào đối với cơ thể bệnh nhân chớm bị tiểu đường.

Một nghiên cứu khác về ích lợi của đu đủ lên men đối với bệnh tiểu đường, các nhà khoa học cũng chia ra hai nhóm để nghiên cứu. Một nhóm gồm 50 người uống 2 gói đu đủ lên men mỗi ngày. Nhóm còn lại uống hai ly nước nóng mỗi ngày. Sau 14 tuần, những người dùng đu đủ lên men có những thay đổi tích cực về lượng đường trong máu, chỉ số ure, cholesterol, cretinin và axit uric. Ngoài ra, một công dụng khác của trà xanh và đu đủ là giúp vệ sinh răng miệng nếu được dùng một lượng nhỏ mỗi ngày.
Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012
Hướng dẫn sử dụng thuốc hạ đường huyết

Hướng dẫn sử dụng thuốc hạ đường huyết

Đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh do đường ( glucose) tăng cao trong máu.

Thức ăn có nguồn gốc từ tinh bột sau khi ăn sẽ được tiêu hóa chuyển thành glucose trong máu. Glucose là nguồn năng lượng chủ yếu của cơ thể.



Để cơ thể sử dụng glucose làm năng lượng hoạt động cần sự giúp đỡ của insulin.

Insulin là một hormone được sản xuất bởi tuyến tụy , một tuyến nằm sau dạ dày. Sau khi ăn, tuyến tụy sẽ tự động sản xuất một số lượng insulin vừa đủ để đưa glucose trong máu vào các tế bào, và làm giảm lượng đường trong máu.

Đái tháo đường là bệnh xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin (đề kháng với insulin) .

Khi bị Đái tháo đường , nồng độ đường trong máu tăng cao. Điều này có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Giữ lượng đường trong máu ổn định sẽ giúp giảm nguy cơ bị các biến chứng. Đường huyết cao có thể gây tổn hại cho cơ quan và tăng nguy cơ bị bệnh tim.

Các thuốc uống điều trị bệnh Đái tháo đường:

Thuốc uống hạ đường huyết phối hợp với chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.

Các nhóm thuốc uống hạ đường huyết:
Thuốc uống hạ đường huyết chia thành nhiều nhóm:

*Nhóm Sulfonylureas:

Tên thương mại:

Diamicron MR 30 mg

Reclide MR 30 mg

Glitab 80 mg

Amaryl

Amapiride 4 mg ….

Nhóm thuốc này hạ đường huyết nhờ kích thích tuyến tụy sản xuất nhiều insulin.

Tác dụng phụ:

Hạ đường huyết nếu uống quá liều

Rối loạn tiêu hóa

Phát ban ở da hoặc ngứa

Tăng cân

Cách sử dụng thuốc:

Thuốc được uống trước khi ăn 15 – 30 phút.

Nhóm Metformin

Tên thương mại:

Nalordia

Glucophage

Metformin giảm đường huyết nhờ cơ chế sau:

Metformin làm tăng nhạy cảm của mô đối với insulin, giảm sản xuất đường từ gan

Metformin còn làm giảm Triglyceride và acid béo

Tác dụng phụ

Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy, đau thượng vị, xót ruột….

Hương vị kim loại trong miệng

Chống chỉ định trên bệnh nhân suy thận, suy tim, thiếu máu mô…

Cách uống thuốc:

Thuốc được uống ngay sau khi ăn nhằm tránh tác dụng phụ của thuốc trên đường tiêu hóa.

Nếu quên uống thuốc, hãy uống ngay khi nhớ ra, nhưng nếu gần tới cữ uống thuốc tiếp theo thì uống thuốc cữ tiếp theo bình thường, không được uống cả liều thuốc đã quên và liều thuốc của cữ tiếp theo cùng lúc.

Báo cho bác sỹ khi có các triệu chứng triệu chứng nhiễm acid lactic khi uống metformin:

Yếu mệt, buồn ngủ, nhịp tim chậm, cảm thấy lạnh, đau cơ, chuột rút, cảm giác nhẹ đầu, đau dạ dày, đau đầu,

Nhóm thiazolidinediones

Tên thương mại:

Rosiglen

Rosiglen – MF

Thuốc hạ đường huyết nhờ tác động lên tế bào gan và tế bào mô mỡ làm cho các tế bào tăng nhạy cảm
insulin và giúp hạ đường huyết.

Tác dụng phụ:

Một số tác dụng phụ được báo cáo của thiazolidinediones bao gồm:

Nhiễm trùng đường hô hấp trên và viêm xoang.

Nhức đầu.

Thiếu máu nhẹ

Giữ nước trong cơ thể.

Tăng cân

Phù 2 chân, vùng cổ chân

Phụ nữ uống rosiglitazone (Rosiglitazone) hoặc Pioglitazone (Actos) có thể làm tăng nguy cơ gãy xương

Tổn thương gan:

Hiện nay, thiazolidinediones (rosiglitazone và Pioglitazone) chưa thấy gây tổn thương gan. Tuy nhiên, tổn thương gan có thể vẫn còn một nguy cơ. Các triệu chứng của tổn thương gan bao gồm:

* Buồn nôn, nôn, và đau bụng vùng thượng vị

* Mệt mỏi.

* Chán ăn.

* Vàng da

* Nước tiểu sậm màu

Nếu bạn đang dùng một trong các loại thuốc và có những triệu chứng này, báo cáo với bác sĩ ngay lập tức.

Cách sử dụng

Thuốc uống không liên quan đến bữa ăn, có thể uống trước hay sau khi ăn.

Cần theo dõi chức năng gan thường xuyên khi sử dụng thuốc này

Báo cho Bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu của bệnh gan, trong đó bao gồm buồn nôn, nôn, đau dạ dày, thiếu cảm giác ngon miệng, mệt mỏi, vàng da , hoặc nước tiểu sẫm màu.

Nhóm Acarbose

Tên thương mại: Glucarbose 50 mg

Có tác dụng hạ đường huyết sau ăn nhờ làm chậm hấp thu carbohydrate từ đường ruột vào máu.

Tác dụng phụ: 

Trung tiện, tiêu chảy, đau bụng .

Tăng men gan, hiếm khi kết hợp với vàng da.

Phản ứng quá mẫn như phát ban, phù (hiếm); giảm khối lượng hồng cầu; hạ canxi huyết , giảm vitamin B 6 .

Cách sử dụng thuốc

Uống 50 mg x 3 lần / ngày vào đầu của mỗi bữa ăn.

Để giảm thiểu tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, nên bắt đầu bằng liều thấp và tăng liều dần
Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012
Phòng tránh đái tháo đường như thế nào?

Phòng tránh đái tháo đường như thế nào?

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) ngày nay không còn làcăn bệnh nguy hiểm chết người như trước nữa mà nó thuộc loại bệnh có thể kiểm soát được. Khi bệnh nhân được kiểm tra và chữa trị thường xuyên bằng cách giảm thiểu nồng độ đường trong máu, chữa huyết áp cao, chữa độ máu đông cao thì bệnh không còn nguy hiểm. Nếu được chữa trị tốt và các bệnh nhân chịu thay đổi chế độ ăn uống, họat động thích hợp thì họ có cơ hội sống thọ như những người khỏe mạnh bình thường.


Theo định nghĩa đơn giản, bệnh ĐTĐ tương ứng với hàm lượng đường trong máu cao hơn 1,2g/L lúc nhịn ăn và cao hơn 2g/L bất cứ lúc nào trong ngày. Nếu vượt quá tỉ lệ này, sẽ xuất hiện các biến chứng về mắt, suy thận, cao huyết áp, viêm động mạch các chi dưới và lở loét bàn chân.

Vậy làm thế nào để hạn chế căn bệnh này. Dưới đây chỉ là một số lời khuyên bổ ích:

Khống chế trọng lượng

Trọng lượng là vấn đề rất cần được quan tâm đối với bệnh nhân mắc ĐTĐ, đặc biệt ĐTĐ týp 2.
Béo phì đồng nghĩa với dư thừa chất béo trong cơ thể. Vừa béo phì vừa mắc ĐTĐ týp 2 là điều kiện thuận lợi cho hàm lượng insulin tăng trong máu. Các chuyên gia khuyên bạn nên bằng cách này hay cách khác phải “tiêu bớt” chất béo dư thừa trong cơ thể để cải thiện tình hình.

Bỏ thuốc lá

Nếu bạn là “đệ tử” của thuốc lá, việc điều trị bệnh sẽ gặp bất lợi. Người có tiền sử mắc bệnh ĐTĐ thường bị tắc mạch ngoại vi, nhất là ở các chi. Hút thuốc lá càng làm mạch chi bị tắc nhiều hơn, trong trường hợp xấu, đôi khi phải dùng đến thủ thuật cắt cụt chân.

Không chỉ dừng lại ở đó, hút thuốc lá còn có thể khiến đàn ông “bất lực”. Khi hút thuốc, hàm lượng LDL cholesterol (cholesterol xấu) tăng, kéo theo khả năng mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ cũng tăng.

Ăn ít chất béo

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, chế độ ăn uống khoa học là vấn đề then chốt khống chế bệnh ĐTĐ. Một chế độ ăn lành mạnh, bao gồm các loại thực phẩm ít chất béo và calo, ăn nhiều rau xanh, trái cây, nếu ăn thịt chỉ nên ăn thịt nạc.

Ăn nhiều chất xơ

Chất xơ có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh ĐTĐ, bởi nó có thể hạ thấp tỷ lệ đường trong máu.
Ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng trong việc phòng chống bệnh tim mạch.

Bổ sung thêm ngũ cốc

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn ngũ cốc như là một thành phần chủ đạo trong bữa ăn. Bên cạnh đó, bạn có thể ăn bổ sung bánh mì hay các loại bánh được chế biến từ bột mì cũng đem lại tác dụng như ý.

Hạn chế đường, chất béo và cácbon-hydrat

Cơ thể chúng ta có khả năng hòa tan nhiều loại thức ăn khác nhau theo những tỷ lệ khác nhau: mất từ 5 phút – 3 giờ để tiêu hóa cacbon – hydrat (có nhiều trong khoai tây), 3 – 6 giờ để tiêu hóa protein và phải mất 8 giờ hoặc hơn để “tiêu thụ” hết. Đó là lý do tại sao các loại thức ăn khác nhau có những ảnh hưởng khác nhau tới hàm lượng đường trong máu (ví dụ ăn kem sẽ làm tăng hàm lượng đường trong máu nhanh hơn so với ăn khoai tây). Tuy nhiên, bệnh nhân ĐTĐ không nhất thiết phải kiêng vĩnh viễn đồ ngọt. Có điều bạn nên hạn chế và ăn có điều độ.

Luyện tập thể dục, thể thao

Luyện tập thể dục thể thao không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hạn chế nguy cơ béo phì. Thêm vào đó, việc luyện tập còn đem lại hiệu quả trong việc hạ thấp lượng đường và insulin trong máu. Mỗi ngày bạn nên luyện tập khoảng 30 phút. Hãy lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp với sức khỏe như: đi bộ, đạp xe, bơi lội hay ngay cả khi thay việc đi thang máy bằng việc leo cầu thang bộ cũng đem lại hữu ích.
Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012
Phòng tiểu đường nên ăn gì?

Phòng tiểu đường nên ăn gì?

Nên giảm ăn thịt, tăng cường ăn cá, tuần 2-3 lần; thịt thì nên chọn loại không có mỡ, thịt gia cầm thì loại bỏ da vì trong da có nhiều cholesterol... là một số lưu ý để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. 



Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển chất bột đường gây tăng đường huyết mãn tính, hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm insulin hoặc kết hợp cả hai. Trong đó, đái đường tuýp 1 thường xảy ra ở trẻ em, người trẻ tuổi chỉ chiếm tỷ lệ 5-10%, có liên quan đến yếu tố tự miễn gây phá hủy tuyến tụy khiến cơ thể hầu như không sản xuất đủ insulin. Tuýp 2 xảy ra chủ yếu ở người trưởng thành, chiếm tỷ lệ 90-95%, có liên quan đến yếu tố tuổi, béo phì, ít vận động, di truyền.

Hậu quả bệnh để lại rất nặng nề, biến chứng tim mạch, tai biến mạch máu não, suy thận, hoại tử chi... Vì thế, việc dự phòng đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Trong đó, bữa ăn cần cân đối 4 nhóm thực phẩm (đạm, đường, tinh bột, vitamin và khoáng chất); phối hợp nhiều loại thực phẩm.

Cụ thể: Theo tiến sĩ Lâm nên duy trì bữa ăn truyền thống của người Việt gồm: cơm, rau và cá, không ăn nhiều thịt, không nhiều béo. Trong bữa ăn cũng nên ăn nhiều loại rau gia vị giàu vitamin, khoáng chất và các yếu tố chống ôxy hóa.

- Ăn nhiều rau, quả hoặc sử dụng thường xuyên các loại hạt họ đậu, vừng, lạc. Ăn ít hoa quả có độ đường cao.

- Nên tăng cường ăn thực phẩm tươi và các món luộc, ăn nhiều rau, củ, trái cây, đảm bảo ăn ít nhất 400 g mỗi người mỗi ngày.

- Chú ý không ăn thừa muối, không nên ăn quá 5 g/người/ngày. Hạn chế cho muối và gia vị chứa nhiều muối vào thực phẩm khi nấu ăn, hạn chế chấm thức ăn vào muối và gia vị chứa nhiều muối.

- Chọn gạo lứt, gạo lật nảy mầm hoặc gạo xát rối, bánh mì đen.

- Nên giảm bớt ăn thịt, tăng cường ăn cá, tuần 2-3 lần. Thịt thì nên chọn loại không có mỡ, thịt gia cầm thì nên loại bỏ da vì trong da có nhiều cholesterol.

- Chọn sữa gày, sữa đậu nành, đậu tương hoặc các loại phô mai ít béo.

- Uống nước chè, nụ vối…, không nên uống các loại nước ngọt.

- Dùng dầu thực vật để chế biến.

- Không ăn quá nhiều các thức ăn có năng lượng cao, hạn chế sử dụng thức ăn có hàm lượng đường nhiều (bánh, kẹo, mứt...).

Ngoài ra, nên duy trì cân nặng nên có, đây là điểm mấu chốt để dự phòng bệnh đái tháo đường tuýp 2. Cân nặng nên có BMI (được tính bằng cách lấy trọng lượng cơ thể chia cho bình phương chiều cao) ở ngưỡng 20, 22 là tốt nhất. Cũng có thể tìm cân nặng hợp lý bằng cách lấy số lẻ chiều cao nhân 0,9. Chẳng hạn nếu bạn cao 160 cm thì cân nặng lý tưởng là 60x0,9=54 kg.

Hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch. Vì thế người có nguy cơ mắc đái tháo đường muốn phòng bệnh thì nên bỏ thuốc.

Bên cạnh đó, việc luyện tập cũng giúp làm tăng tính nhạy cảm của insulin tốt hơn, giúp kiểm soát chỉ số đường huyết trong máu và giúp cơ rắn chắc, cải thiện chức năng tim mạch… Các chuyên gia khuyến cáo nên tập khoảng 30 phút mỗi ngày cho một bài tập trung bình, tập ít nhất 3-5 lần một tuần, cho dù bất kỳ bài tập nào cũng có tác dụng tốt cho sức khỏe, cũng có tác dụng dự phòng bệnh, tiến sĩ Lâm cho biết.

Nếu đang ở giai đoạn cửa sổ hay tiền đái tháo đường thì người bệnh cần có kế hoạch kiểm soát tốt để không tiến triển thành bệnh. Tiền đái tháo đường là tình trạng đường huyết cao hơn mức bình thường, nhưng chưa đủ để chẩn đoán bệnh (đường huyết lúc đói 5,6-7 mmol/l). Nếu không can thiệp có đến một phần ba bệnh nhân tiền đái tháo đường có thể tiến triển thành bệnh.

Người có các biểu hiện như: thường xuyên khát, uống nước liên tục, đi tiểu thường xuyên, nhanh đói dù ăn nhiều, sụt cân, người mệt mỏi, thị lực giảm, đau bụng… thì cần nghĩ đến bệnh tiểu đường, nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012
Phòng bệnh tiểu đường với nhiều cách

Phòng bệnh tiểu đường với nhiều cách

Căn bệnh "giết người âm thầm" này đang xuất hiện ngày một nhiều do thói quen ăn uống vô độ và lối sống ít vận động. Dưới đây là 12 cách lành mạnh để bạn có thể tránh xa căn bệnh này.


Kiểm soát cân nặng

Cứ mỗi 2 kg giảm cân là bạn cũng giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh. Thậm chí, những người quá béo có thể giảm đến 70% nguy cơ bị tiểu đường khi chỉ giảm được 5% số cân nặng, ngay cả khi chưa tập thể dục.

Chọn món khai vị phù hợp

Ăn rau xanh, sa lát trước mỗi bữa ăn có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu bạn. Người mắc tiểu đường tuýp 2 cũng có thể hạ thấp lượng đường máu nếu dùng khoảng 2 thìa dấm ngay trước bữa ăn giàu carbonhydrate.

Ngồi xe ít thôi

Đi bộ mỗi ngày càng nhiều càng tốt. Bạn sẽ khỏe hơn, ngay cả khi không giảm được cân nào. Đi bộ làm tăng sự hấp thu của đường vào tế bào cơ thể, thay vì đi vào máu.

Uống cà phê

Nếu bạn là fan của cà phê, cứ tiếp tục giữ thói quen này. Nó sẽ giữ cho bệnh tiểu đường tránh xa bạn.
Nghiên cứu của Trường Y tế cộng đồng Harvard (Mỹ) trên hơn 126 nghìn người cho thấy, những người uống hơn 6 cốc cà phê mỗi ngày thì có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 thấp hơn từ 29 tới 54%. Nếu uống từ 1 đến 3 cốc thì tác dụng không đáng kể. Caffein ở các dạng khác như trà, sô cô la cũng có tác dụng. Các nhà nghiên cứu cho rằng caffein có thể đã giúp thúc đẩy sự trao đổi chất.

Tránh xa thức ăn nhanh

Khảo sát 3.000 người tuổi từ 18 đến 30 trong vòng 15 năm, nhóm nghiên cứu Đại học Minnesota tìm thấy những ai ăn thức ăn nhanh nhiều hơn 2 lần mỗi tuần thì nặng hơn 5 kg và có nguy cơ bị kháng insulin cao gấp 2 lần so với nhóm ăn ít hơn một lần mỗi tuần. Đây là hai yếu tố nguy cơ chính gây tiểu đường tuýp 2.

Giảm ăn thịt đỏ

Bạn không nên ăn thịt đỏ thường xuyên mỗi ngày, vì nó làm tăng cao nguy cơ tiểu đường tuýp 2. Các loại thịt chế biến sẵn như thịt lợn muối xông khói, hot dog cũng gây nguy cơ tương tự.

Dùng gia vị 

Quế có tác dụng làm giảm đường máu mạnh mẽ, làm kích hoạt các enzyme vốn kích thích các thụ quan insulin hoạt động.

Thư giãn mỗi ngày

Stress kinh niên có thể làm đường máu của bạn tăng vọt. Vì thế, các hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn (như yoga, đi bộ, thiền, ngủ sâu..) sẽ giúp bạn lấy lại sự thăng bằng này.

Tạo giấc ngủ đêm trọn vẹn

Những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm thì có nguy cơ tiểu đường cao gấp đôi, còn người ngủ quá 8 tiếng thì lại tăng nguy cơ gấp 3. Để có giấc ngủ ngon buổi tối, hãy gác công việc lại cơ quan, không xem tivi quá khuya.

Duy trì các mối quan hệ tình cảm tốt

Tiểu đường có xu hướng tăng mạnh ở những người sống độc thân. Còn nếu sống một mình, bạn hãy cố gắng duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Xét nghiệm máu

Nhiều dấu hiệu tiểu đường rất thầm lặng. Nhưng một xét nghiệm máu đơn giản có thể tiết lộ mức độ nguy cơ của bạn. Hãy kiểm tra định kỳ để phát hiện bệnh sớm, trước khi quá muộn
Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012
Phòng tránh bệnh tiểu đường với 5 cách

Phòng tránh bệnh tiểu đường với 5 cách

Bệnh tiểu đường khiến cơ thể không tiết ra hoặc sử dụng insulin (chất kích thích biến đổi thức ăn thành năng lượng mà cơ thể cần để hoạt động), có quá nhiều đường trong máu, có thể làm đau tim, ảnh hưởng đến não, thận, mạch máu và răng của con người, gây mất thị giác, chức năng sinh dục hay gây tử vong.


Trên thế giới, bệnh tiểu đường gia tăng với tốc độ rất nhanh chóng, bị xem như là một đại dịch của toàn cầu.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2000, số người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới là 177 triệu. Dự tính đến năm 2025, con số này sẽ là 300 triệu người. Riêng tại Việt Nam, theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, năm 2002, tỷ lệ bệnh tiểu đường trên toàn quốc là 2,7%. Riêng tại các thành phố, tỷ lệ mắc là 4,4%.

Hiện nay, các nhà khoa học chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, trên thế giới đã ghi nhận những trường hợp có yếu tố di truyền. Yếu tố xã hội cũng góp phần gây ra bệnh tiểu đường như béo phì, ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều dầu mỡ, đường, tinh bột, thói quen lười vận động.

Ăn uống lành mạnh

Ăn nhiều loại thức ăn hài hòa cân đối mỗi ngày

Nên ăn hoa quả, rau xanh trước bữa ăn hằng ngày sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh, uống nước ngọt, thịt đỏ (ví dụ thịt bò) và các loại thức ăn chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích...

Ăn nhiều ngũ cốc. Ngũ cốc nguyên hạt không chỉ có thân hình đẹp mà còn làm giảm nguy cơ ung thư vú, tiểu đường tuýp 2, huyết áp cao và đột quỵ.

Vận động

Tập thể dục 1 giờ một ngày. Đi bộ đến mức có thể. Các nhà khoa học Phần Lan nhận định, luyện tập khoảng 4 tiếng mỗi tuần, tức 35 phút mỗi ngày, kết quả là giảm được 80% nguy cơ tiểu đường.

Tạo ra một cuộc sống tình cảm lành mạnh

Theo các nhà khoa học Đức, những người có hôn nhân hạnh phúc có nồng độ đường huyết khỏe mạnh hơn rất nhiều so với những người độc thân hay những gia đình không hạnh phúc. Điều này có ý nghĩa rất lớn, giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường và các bệnh liên quan khác.

Ngủ đủ 8 tiếng một ngày

Những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm thì có nguy cơ tiểu đường cao gấp đôi, còn người ngủ quá 8 tiếng thì lại tăng nguy cơ gấp 3. Để có giấc ngủ ngon buổi tối, không mang công việc ở cơ quan về nhà, không xem tivi quá khuya.

Uống Tảo mặt trời Spirulina mỗi ngày

Theo các nhà khoa học Nhật bản, mỗi ngày chỉ cần 10gr uống tảo Spirulina có thể hạn chế được 70% bệnh tiểu đường. Sản phẩm cung cấp cho cơ thể những dinh dưỡng lành mạnh có nguồn gốc thực vật tự nhiên, không chứa đường, chất béo và tinh bột. Đặc biệt, với những bệnh nhân tiểu đường, Tảo Mặt trời Spirulina là một loại thực phẩm lý tưởng vì có chứa nhiều khoáng chất tự nhiên như sắt, canxi, magie, đặc biệt là kẽm - loại khoáng chất người tiểu đường cực kỳ thiếu do chế độ ăn khắt khe. Chỉ cần 3g Tảo Mặt trời Gold Plus có thể cung cấp 20% lượng kẽm cần thiết trong ngày. Ngoài ra, việc bổ sung một lượng lớn các chất chống oxi hóa như phycocyanin, chlorophyll... từ Tảo Mặt Trời sẽ giúp ổn định đường huyết, tăng cường sức đề kháng cho người bị tiểu đường, tăng khả năng kháng viêm, giúp giảm các biến chứng hay gặp ở người bị tiểu đường.

Thêm vào đó, Tảo Mặt trời với lượng vitamin dồi dào, đặc biệt là vitamin A, và Zeaxanthin là những chất được Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ khuyên dùng có chức năng bảo vệ các mao mạch, các dây thần kinh ở võng mạc, giúp cho bệnh nhân tiểu đường sáng mắt, hạn chế các biến chứng về mắt mà người tiểu đường lâu năm hay bị.

Trong tảo Mặt trời còn chứa Phenylalanine tác dụng lên trung tâm thèm ăn ở bộ não, làm giảm các cơn đói dày vò, đồng thời nó giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường. Với Phycocyanin và Chlorophyll là những hoạt chất sinh học quý giá giúp thanh lọc thải độc cho cơ thể, acid GLA và vitamin K (3gr Tảo Mặt trời tương đương 20 % lượng vitamin K cần thiết mỗi ngày), giúp đốt lượng mỡ thừa, giúp cho cơ thể người bị tiểu đường hạn chế biến chứng về tim mạch đặc biệt là xơ vữa động mạch.

Để đề phòng bệnh tiểu đường, nhất là những người trong gia đình đã có người mắc bệnh tiểu đường, mỗi ngày nên uống 6 viên Tảo Mặt trời tự nhiên.

Để hỗ trợ tối đa cho người bị tiểu đường, mỗi ngày cần 6 viên Tảo Mặt trời Gold vào buổi sáng, 6 viên Tảo Mặt trời tự nhiên vào buổi trưa và tối trong 2 tháng để hỗ trợ điều trị cho người bị tiểu đường hiệu quả nhất. Sau đó nên dùng liều duy trì 6 viên Tảo Gold hoặc 6 viên Tảo Mặt trời tự nhiên để ổn định đường huyết, tăng cường hệ miễn dịch cho sức khỏe bền vững.
Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012
Giúp ngăn bệnh tiểu đường với 4 cốc nước mỗi ngày

Giúp ngăn bệnh tiểu đường với 4 cốc nước mỗi ngày

Tạp chí Diabetes Care của Mỹ mới đây đưa tin, uống 4 cốc nước mỗi ngày (227g/cốc) có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường. Tuy nhiên nếu chỉ uống không đến 2 cốc nước, sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này.


Các nhà nghiên cứu thuộc Bệnh viện Bichat tại Paris đã tiến hành điều tra 3615 người trong vòng 9 năm. Cứ 3 năm một lần họ lại kiểm tra sức khỏe những người này một lần. Việc kiểm tra bao gồm tình hình uống nước, rượu nho, bia, rượu táo và các đồ uống ngọt khác hàng ngày. Sau đó họ tiến hành xét nghiệm đường máu.

Khi bắt đầu cuộc điều tra này, những người tham gia thí nghiệm có mức độ đường huyết bình thường, tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu họ đã phát hiện có khoảng 565 trường hợp có tình trạng lượng đường trong máu cao. Kết quả cho thấy, những người uống nhiều hơn 964g nước mỗi ngày có 21% nguy cơ mắc bệnh đường máu cao, so với những người chỉ uống không đến 454g nước mỗi ngày.

Đứng đầu nghiên cứu này, tiến sỹ Ronan Russell cho biết, họ cũng xem xét đến các nhân tố khác có nguy cơ gây bệnh đường máu cao như giới tính, độ tuổi, tình trạng vận động, bia rượu, nước ngọt và rượu vang…Tuy chưa có bằng chứng về việc uống ít nước có liên quan đến bệnh đường máu cao, nhưng nghiên cứu này đã phát hiện chính xác rằng, uống nhiều nước sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trên.

Ngoài ra các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo, không nên dùng các loại nước ngọt thay cho loại nước uống thông thường. Bởi chúng dễ gây béo phì và mất kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra những người có lượng đường trong máu cao cũng cần hạn chế uống rượu./.
Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012
Giảm nguy cơ tiểu đường khi làm việc với đồng nghiệp thân thiện

Giảm nguy cơ tiểu đường khi làm việc với đồng nghiệp thân thiện

Những người có đồng nghiệp thân thiện và sẵn sàng hỗ trợ giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường típ 2 tới 22%, theo Science Daily.



Trong khi đó, những người cảm thấy mình làm việc quá tải hoặc ít được giao việc có nguy cơ mắc bệnh nói trên tới 18%.

Kết luận được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu tại Đại học Tel Aviv (Israel) theo dõi hơn 5.800 người đi khám sức khỏe định kỳ.

Khi khám sức khỏe lần đầu, tất cả những người tham gia đều khỏe mạnh và không có dấu hiệu tiểu đường
.
Sau 41 tháng théo dõi, giới nghiên cứu phát hiện 182 trong số người tham gia bị tiểu đường típ 2.

So sánh tình trạng tiểu đường của nhóm này và điều kiện làm việc của họ, tiến sĩ Sharon Toker, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, phát hiện có những đồng nghiệp sẵn sàng hỗ trợ mang lại ảnh hưởng tích cực rất lớn.

Bà Toker còn phát hiện những nhân viên ngày càng làm nhiều giờ và những người lúc nào cũng thấy không đủ việc để làm có nguy cơ mắc tiểu đường típ 2 cao.

Tuy nhiên, bà Toker lưu ý việc cắt giảm công việc quá tải không phải là giải pháp cần thiết vì con người cần có cảm giác được thách thức mới cảm nhận được niềm vui của công việc.

Bà Toker cho rằng cách tốt nhất để các ông chủ bảo đảm nhân viên của mình được bảo vệ khỏi bệnh tiểu đường là làm cho họ nhận được sự hỗ trợ và cảm thấy được đánh giá cao trong công việc.
Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012
Bệnh nhân đái tháo đường và cách chăm sóc răng miệng

Bệnh nhân đái tháo đường và cách chăm sóc răng miệng

Khi bị đái tháo đường, đường huyết tăng cao có thể gây biến chứng toàn bộ cơ thể, trong đó có biến chứng về răng và nướu.

Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa được vấn đề này. Hãy học cách chăm sóc răng miệng đúng cách.

Khi bị đái tháo đường, kiểm soát đường huyết là chìa khoá quan trọng.



Sâu răng

Trong miệng chúng ta chứa rất nhiều vi trùng. Khi tinh bột và đường trong thức ăn và nước ngọt tương tác với vi trùng, hình thành những mảng bám trên răn. Acid từ mảng bám sẽ phá huỷ lớp men bên ngoài của răng sẽ hình thành nên những lổ trên răng, gọi là sâu răng. Khi đường huyết tăng cao, là nguồn tinh bột đồi dào để tạo nên acid và gây nên sâu răng .

Viêm lợi giai đoạn sớm.

Đái tháo đường làm giảm khả năng chống lại vi trùng. Nếu bạn không chải sạch những mảng bám trên răng một cách thường xuyên, sẽ hình thành cao răng ở chân răng của bạn, lâu dài sẽ làm cho nướu bị sưng và viêm. Khi đó gây viêm nướu.

Viêm nha chu. 

Nếu không điều trị, viêm nướu sẽ dẫn tới tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, gọi là viêm nha chu> Viêm nha chu có thể gây phá huỷ phần mô mềm và xương quanh răng. Cuối cùng, viêm nha chu có thể làm cho lợi tách xa răng làm cho răng rụng.

Viêm nha chu nghiêm trọng hơn ở bệnh nhân đái tháo đường vì bệnh nhân đái tháo đường giảm khả năng đề kháng với vi trùng và chậm lành vết thương hơn người bình thường.

Mặc khác, viêm nha chu có thể làm tăng đường huyết, khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết. Phòng ngừa và điều trị nha chu giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn

Chăm sóc răng đúng cách

Để giúp phòng ngừa bệnh lý răng miệng, bệnh nhân đái tháo đường nên :

Kiểm soát đường huyết

Theo dõi đường huyết thường xuyên và tuân thủ hướng dẫn và điều trị của bác sỹ để giữ đường huyết trong mục tiêu điều trị. Nếu đường huyết được kiểm soát tốt sẽ hạn chế tối đa viêm nướu và các vấn đề răng miệng khác.

Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày

Chải răng vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Lý tưởng, bạn nên chải răng sau mỗi bữa ăn.

Nên sử dụng bàn chải có sợi mềm và kem đánh răng chứa fluoride.

Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày

Sử dụng chỉ nha khoa sẽ giúp làm sạch những mãng bám giữ hai răng và chân răng.

Có kế hoạch khám nha khoa để lấy cao răng 

Mỗi năm nên ghé phòng khám nha 2 lần để làm sạch răng miệng một cách chuyên nghiệp.

Nên báo với nha sỹ về việc bạn bị đái tháo đường 

Mỗi lần khám nha sỹ bạn nên báo với nha sỹ việc mình bị đái tháo đường. Khi đó nha sỹ sẽ có những lời khuyên hữu ích cho bạn. Trong trường hợp cần nhổ răng, nha sỹ có thể yêu cầu bạn kiểm tra đường huyết, vì để đảm bảo an toàn, đường huyết của bạn cần được kiểm soát tốt khi nhổ răng. Bác sỹ và nha sỹ cần phải phối hợp với nhau để đảm bảo việc nhổ răng cho bạn được an toàn.

Phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh lý nướu 

Báo cho nha sỹ biết bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến nướu , bao gồm : sưng, đỏ, chảy máu ...cũng như những vấn đề khác trong miệng: khô miệng, rụng răng hay loét , đau trong miệng.

Ngưng hút thuốc 

Hút thuốc làm gia tăng nguy cơ của biến chứng do đái tháo đường , trong đó có biến chứng răng miệng. Do vậy, việc ngưng hút thuốc là rất quan trọng trong điều trị đái tháo đường.

Cuối cùng, việc điều trị đái tháo đường là cuộc chiến lâu dài , đi cùng bạn cả cuộc đời. Chăm sóc răng miệng là việc làm cần thiết song song với việc kiểm soát đường huyết.
Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012
Đi xe đạp giảm 50% đái tháo đường

Đi xe đạp giảm 50% đái tháo đường

Các chuyên gia Cao đẳng y khoa London Anh (UCL) thực hiện nghiên cứu ở 20.458 người, phát hiện thấy những người thói quen vận động hàng ngày có tác dụng tích cực, làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ).


Ví dụ, về béo phì, thừa cân, những người hàng ngày đi làm bằng các phương tiện giao thông công cộng giảm được 15%, đi bộ giảm được 20% và đi xe đạp giảm 20%. Đối với nguy cơ mắc ĐTĐ, nhóm đi bộ giảm được tới 40%, đi xe đạp giảm được 50% rủi ro mắc bệnh ĐTĐ.

TS. Mindell, người chủ trì nghiên cứu cho hay, không nhất thiết phải chạy bộ nhưng nếu duy trì cuộc sống vận động mỗi ngày, hạn chế cuộc sống tĩnh tại nằm nhiều, ngồi nhiều sẽ có tác dụng tích cực làm giảm cân, máu lưu thông tốt sẽ giảm được nhiều bệnh, trong đó có bệnh ĐTĐ.

Và quan trọng hơn đi bộ, đi xe đạp mang tính môi trường thân thiện, đơn giản, rẻ tiền, dễ thực hiện miễn là mọi người có lòng kiên trì và duy trì đều đặn.
Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012
Tiểu đường và thức ăn phù hợp

Tiểu đường và thức ăn phù hợp

Nhiều bệnh nhân tiểu đường thường băn khoăn vì chế độ ăn quá khắt khe. Trong các bữa tiệc chỉ có dự mà không dám ăn, cuộc sống ẩm thực không còn gì là thú vị nữa... Thế nhưng, theo các bác sĩ, không hẳn phải bi quan đến như vậy...

Rau xanh rất tốt


Chọn thức ăn để giữ đường huyết ổn định

Theo bác sĩ Ngô Văn Quỹ và bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng (Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng thành phố), ăn uống phù hợp giúp giữ được tỷ lệ đường huyết ổn định, không lên xuống bất thường; giữ cho các chất béo trong máu ở mức độ vừa phải, phòng ngừa được các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, béo phì,... Đối với bệnh nhân tiểu đường phụ thuộc insuline (týp 1), sau bữa ăn, tỷ lệ đường huyết sẽ tăng lên nên thường được giải quyết bằng phương pháp tiêm insuline (trước khi ăn) và dùng một lượng thực phẩm bổ sung phù hợp.

Người bệnh chỉ nên sử dụng đường trong các món nấu nướng như: canh chua, kho cá, thịt, pha nước mắm,... hoặc chỉ nửa muỗng cà phê trong tách cà phê sáng. Nên ưu tiên sử dụng chất bột đường phức tạp như đậu, khoai, gạo, mì, nui, các loại rau xanh và trái cây ít ngọt. Các chất này được cơ thể hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết và nhiều chất xơ cần thiết.

Trong số những người bệnh tiểu đường, có đến 2/3 bệnh nhân không phụ thuộc insuline (týp 2) và cũng là những người mập phì, có số cân nặng dư thừa, một điều không tốt cho sức khỏe.

Theo các bác sĩ, chỉ riêng việc giảm cân đã là cách điều trị có hiệu quả, không cần dùng đến thuốc hoặc dùng với liều lượng rất ít và chỉ trong thời gian ngắn. Trong chế độ ăn giảm cân, người bệnh tăng cường lượng rau xanh, trái cây ít ngọt, thịt nạc thay cho cơm và các thức ăn chiên, quay; nên uống các loại nước trái cây, sữa đã lọc bỏ bơ, cà phê đen không đường... Tuy nhiên, luyện tập thể dục ở mức độ vừa phải (đi bộ, lao động hằng ngày, chạy xe đạp, bơi lội,...) cũng giúp hỗ trợ đáng kể trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

Có thể chủ động thay thế các món ăn

Theo bác sĩ Kim Hưng, người bệnh tiểu đường cần biết cách tổ chức các bữa ăn cho mình và cho cả gia đình. Đừng để gia đình phải “chịu đựng” vì chế độ ăn kiêng của mình. Hơn nữa, cách ăn uống của người tiểu đường cũng là cách ăn uống tốt nhất cho tất cả mọi người trong gia đình. Có đến hàng trăm, hàng nghìn món ăn khác nhau để ta lựa chọn và thay đổi. Khi đi ăn tiệc hay công tác, người tiểu đường nắm được những nguyên tắc chính trong chế độ ăn uống sẽ dễ chủ động trong việc chọn món ăn phù hợp. Những thức ăn thông dụng nhất có thể xem là “thức ăn mẫu” và được chọn trong các bữa ăn hằng ngày ở nước ta là: cơm - thịt heo nạc - rau xanh - dầu ăn.

Khi đã xác định số lượng calo phù hợp với nhu cầu hằng ngày của mình (2.000 calo cho người lao động nhiều, người bệnh suy kiệt, phụ nữ mang thai; khoảng 1.600 calo cho người làm việc nhẹ, người đang thực hiện giảm cân,...) thì người bệnh có thể thay thế hàng trăm món khác vào “công thức mẫu” trên - Điều mà xưa nay nhiều người bệnh vốn không biết hoặc “thà nhịn chứ không dám ăn mạo hiểm”. Đối với cơm, ta có thể thay thế bằng xôi, bún, nui luộc, bánh phở, bánh canh, bánh cuốn, khoai lang, khoai mì, khoai môn, bánh mì, bánh chưng, mì ăn liền,...

Trong khi đó, thịt nạc có thể thay thế bằng: thịt bò, cá nạc, lươn, gà, chim, tôm tép tươi, ếch, cua, tàu hũ, trứng, chả lụa, tim, gan, nghêu, sò, sữa bò, sữa đậu nành. Dầu ăn có thể chọn đậu phộng, mè, nước cốt dừa, ít mỡ heo... Về rau, người bệnh có thể chọn: rau muống, bồ ngót, mồng tơi, rau dền, rau cải, cà tím, cà rốt, mướp, khổ qua, dưa leo, củ cải trắng, đậu bắp,... Nhiều bác sĩ khuyên nên dùng nhiều rau xanh trong ngày nếu thích, có thể hơn mức 400g (tương đương 2-3 bó rau). Ở trái cây, người bệnh có thể chọn các loại: đu đủ, dưa hấu, chuối già, chuối sứ, cam, quít, xoài, chôm chôm, thanh long, táo, bưởi, ổi, mận, vú sữa...

Tuy nhiên, người tiểu đường nên chia số lượng thức ăn trong ngày ra làm 4 hay 6 bữa, phù hợp với nếp sống và thời gian sinh hoạt, làm việc. Thông thường, chia 2/3 lượng thức ăn vào 3 bữa chính: sáng, trưa và chiều. Số còn lại dùng giữa các bữa chính và tối trước khi đi ngủ.
Copyright © 2014 All Right Reserved
Designed by