Chỉ số tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ đang là mối quan tâm hàng đầu về các vấn đề khỏe của chị em khi mang thai. Theo thống kê có khoảng từ 2 -5% số chị em đang mắc phải tiểu đường thai nghén. Tiểu đường thai kỳ có thể xảy ra ở bất kỳ thai phụ nào chính vì vậy các chuyên gia khuyến cáo rằng chị em nên làm xét nghiểm tiểu đường thai kỳ ở tuần thứ 24-28 của thai kỳ sớm chuẩn đoán dựa vào " chỉ số tiểu đường thai kỳ" để có phương pháp điều trị kịp thời ngăn chặn nguy cơ gặp biến chứng ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.
Tại sao phải xem chỉ số tiểu đường thai kỳ
- Tiểu đường là do tuyến tuỵ không sản xuất đủ hormon insulin. Insulin điều chỉnh lượng đường trong máu và tích trữ đường khi cơ thể chưa sử dụng hết.
- Cơ thể có thể sản xuất lượng insulin nhiều hơn nhu cầu của cơ thể để đáp ứng nhu cầu của thai nhi trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là ở giai đoạn tháng thứ 5, khi thai đang phát triển rất nhanh. Nếu cơ thể người mẹ “theo guồng”, đáp ứng vượt cả nhu cầu của thai nhi sẽ dẫn tới mắc chứng tiểu đường thai kỳ.
- Bà mẹ mang thai bị đái tháo đường cũng có thể gây biến chứng cho thai: sảy thai; thai chết lưu không rõ nguyên nhân; tử vong chu sinh vào khoảng 2 – 5% (thấp hơn đáng kể khoảng 65% trước khi điều trị bằng insulin); dị tật bẩm sinh, có thể chiếm tới 50% gây ra tử vong chu sinh; bất thường sự tăng trưởng thai nhi trong tử cung; biến chứng ở trẻ sơ sinh, bao gồm hội chứng suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi máu, chứng tăng hồng cầu và tăng bilirubine máu.
- Khi người mẹ bị bệnh đái tháo đường trong kỳ mang thai có các nguy cơ: gia tăng nguy cơ thai to; gia tăng nguy cơ tiền sản giật; tăng tỷ lệ thai chết lưu, nếu không kiểm soát đường huyết được; dị tật thai nhi thường không tăng lên.
- Tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng. Đó là lý do vì sao hầu hết phụ nữ mang thai nên thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose khi có thai được 24 đến 28 tuần.
Những ai cần kiểm tra chỉ số tiểu đường thai kỳ
Những thai phụ có nguy cơ cao dưới đây cần phải làm xét nghiệm tiểu đường để kiểm tra chỉ số tiểu đường thai kỳ để sớm có kết luận chính xác và hướng điều trị kịp thời.
- Béo phì: chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index: BMI) ≥ 30
- Tuổi trên 25
- Tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường
- Tiền sử bản thân có đái tháo đường thai nghén trong lần mang thai trước.
- Trước đây đã sinh một bé nặng trên 4,1 kg hoặc một thai chết lưu không rõ nguyên nhân.
Để kiểm tra chỉ số tiểu đường thai kỳ cần làm những gì
Bạn sẽ cần phải nhịn ăn trong ít nhất 6 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm. Lúc đó, y tá sẽ lấy mẫu máu. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, hãy nhờ một người thân đứng bên cạnh. Mẫu máu đầu tiên sẽ được dùng để đo mức đường huyết trong máu khi bạn đang nhịn ăn và được gọi là test cơ bản.
Sau đó, bạn sẽ được uống một cốc nước đường, khi đường ngấm vào máu, bạn sẽ được lấy máu lần 2 để đo mức đường huyết rồi so sánh với mức đường huyết trong mẫu máu lần 1.
Bạn cũng đừng quá lo lắng nếu thấy kiến “quan tâm” tới đáy quần lót vì thai phụ nào cũng có chút đường trong máu dù đường huyết hoàn toàn bình thường.
Các biện luận kết quả dựa vào chỉ số tiểu đường thai kỳ
1. Trong lần khám thai đầu tiên:
Trong lần khám thai đầu tiên, các xét nghiệm glucose máu lúc đói, HbA1c hoặc glucose máu ngẫu nhiên được thực hiện, các kết quả xét nghiệm được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường lâm sàng ở thai phụ*
Các thông số
|
Giá trị các thông số
|
Glucose máu khi đói
|
> 7,0 mmol/L
|
HbA1c
|
> 6,5%
|
Glucose máu ngẫu nghiên
|
> 11,1 mmol/L
|
*Theo tiêu chuẩn của Nhóm nghiên cứu của Hiệp hội Đái tháo đường và thai nghén Quốc tế IADPSG (International Association of Diabetes and Pegnancy Study Groups) [4]
- Nếu một trong các giá trị glucose máu lúc đói > 7,0 mmol/L, HbA1c > 6,5%, hoặc glucose máu ngẫu nghiên > 11,1 mmol/L thì thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng (clinical diabetes).
- Nếu glucose máu lúc đói từ 5,1 đến 7,0 mmol/L thì thai phụ bị đái tháo đường thai nghén.
- Nếu glucose máu lúc đói < 5,1 mmol/L, đợi đến tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ, cho làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán đái tháo đường thai nghén [4].
2. Ở tuần thứ 24-28 của thai kỳ:
Khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống, các kết quả ở thai phụ bình thường và đái tháo đường thai nghén được thể hiện ở Bảng 2:
Bảng 2. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai nghén bằng nghiệm pháp dung nạp glucose (uống 75 g glucose)**
Các thời điểm thử nghiệm
|
Mức độ glucose máu (mmol/L)
|
Khi đói
|
> 5,1
|
1 giờ sau khi uống glucose
|
> 10,0
|
2 giờ sau khi uống glucose
|
> 8,5
|
**Theo tiêu chuẩn của Nhóm nghiên cứu của Hiệp hội Đái tháo đường và thai nghén Quốc tế IADPSG (International Association of Diabetes and Pegnancy Study Groups) [4] và Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ ADA (American Diabetes Association) [1].
- Nếu glucose máu lúc đói > 7,0 mmol/L thì thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng.
- Nếu một hoặc nhiều hơn các thông số ở bảng 2 lớn hơn giá trị nêu trên là đái tháo đường thai nghén.
- Ở thai phụ bình thường, cả 3 thông số đều nhỏ hơn các giá trị nêu trên.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét