Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012
Cách phòng chống tiểu đường đơn giản hiệu quả

Cách phòng chống tiểu đường đơn giản hiệu quả

Có cách nào phòng chống tiểu đường một cách đơn giản mà hiệu quả nhất ? Bệnh tiểu đườngđang là nguy cơ hàng đầu đe dọa đến sức khỏe con người ở thế kỷ 21, mặc dù bệnh không hề lây lan. Họ hoàn toàn có lý khi 10% dân số mắc bệnh tiểu đường, ngay cả ở các nước có nền y tế tiên tiến. Ngay tại Việt Nam theo thống kê có khoảng gần 5 triệu người dân đang mắc phải căn bệnh này.

Phải trả giá quá đắt nếu như chúng ta không biết cách phòng tiểu đường ngay từ bây giờ

Điểm vô cùng đáng tiếc, theo dẫn chứng của chuyên gia ngành nội tiết, một số không ít, tối thiểu cũng 1/3 số bệnh nhân tiểu đường đã không mắc bệnh nếu trước đó chịu khó loại trừ hay giảm thiểu các nhân tố tạo điều kiện cho bệnh dễ phát tán từ tuổi trung niên.
Mới nghe tưởng phức tạp, nhưng biện pháp phòng bệnh tiểu đường trên thực tế vẫn còn quá đơn giản nếu so với việc trị bệnh một khi bệnh đã phát. Đợi nước đến chân mới nhảy, nhưng lúc đó, còn sức đâu mà nhảy!

Chính vì vậy để phòng chống bệnh tiểu đường thì chúng ta phải tự ý thức trong chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động.

Phòng chống tiểu đường đơn giản hiệu quả

1.  Đi bộ nhiều nhất có thể
Đi bộ là một trong những cách rèn luyện sức khỏe rất tốt, vậy nên cho dù không giảm cân được bạn cũng nên tận dụng thời gian để đi bộ nhiều nhất có thể như leo cầu thang, đi dao…Những nhà khoa học đã nghiên cứu ở những người luyện tập khoảng 4 tiếng mỗi tuần, tức 35 phút mỗi ngày, kết quả là giảm được 80% nguy cơ tiểu đường. Họ cũng phát hiện thấy, những phụ nữ làm việc tới mức đổ mồ hôi nhiều hơn một lần/tuần thì giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 30%.
đi bộ giúp cơ thể sử dụng hoóc môn insulin hiệu quả hơn bằng cách tăng cường số lượng insulin thụ cảm trên tế bào. Insulin giúp đường huyết di chuyển
tới tế bào. Nơi nó cần đến để phân phối năng lượng và dinh dưỡng.
bên cạnh đó những nhà khoa học khác cũng chứng minh được rằng, ngay cả những người có nồng độ đường huyết cao, luyện tập ở mức trung bình (và thực hiện những thay đổi lối sống khác) đã giảm được 40% khả năng bệnh nặng hơn.
2. Ăn nhiều ngũ cốc
Ăn nhiều ngũ cốc không chỉ giúp bạn có thân hình đẹp mà còn làm giảm nguy cơ ung thư vú, tiểu đường tuýp 2, huyết áp cao và đột quỵ. Gạo lứt có tác dụng giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2, nhưng ngũ cốc nguyên hạt (chưa xay bỏ vỏ) như kê, đậu, ngô, lúa mì còn tốt hơn.
3. Giảm cân
Những người béo phì hay thừa cân có nguy cơ bị bệnh tiểu đường cao hơn những người bình thường.
Nghiên cứu của Hiệp hội tiểu đường Mỹ cho biết, ngay cả những người béo phì cũng giảm được 70% nguy cơ phát bệnh tiểu đường nếu họ giảm được 5% trọng lượng cơ thể
4. Tăng cường ăn rau hạn chế thịt đỏ
Phụ nữ ăn thịt đỏ (như thịt bò, thị cừu…) 5 lần mỗi tuần có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 cao hơn 29% so với những người ăn ít hơn mỗi tuần một lần, đó là kết luận của các nhà nghiên cứu ở Bệnh viện phụ sản Brigham, Anh sau khi nghiên cứu ở 37.000 phụ nữ. Nghiên cứu cũng cho biết, ăn thịt đã chế biến sẵn như thịt muối xông khói, xúc xích ít nhất 5 lần mỗi tuần thì nguy cơ tiểu đường tăng 43% so với những người ăn ít hơn mỗi tuần một lần. Thủ phạm gây ra nguy cơ này? Các nhà khoa học nghi đó là cholesterol trong thịt đỏ và những chất phụ gia trong thịt chế biến sẵn.
5. Hạn chế đồ ăn nhanh
Các nhà nghiên cứu ở Trường đại học Minnesota, Mỹ sau khi nghiên cứu trên 3.000 người có độ tuổi 18-30, trong vòng 15 năm đã phát hiện thấy, những người ăn nhiều đồ ăn nhanh dễ mắc bệnh tiểu đường.
Khi bắt đầu nghiên cứu, những người tham gia này có trọng lượng cơ thể bình thường, nhưng sau khi ăn mỗi tuần 2 lần ăn đồ ăn nhanh thì cơ thể của họ đã nặng hơn 4,5 kg và tỷ lệ kháng insulin cao gấp đôi so với những người ăn ít hơn một lần/tuần. Cần nhắc lại rằng, thừa cân và kháng insulin là hai thủ phạm chính dẫn tới tiểu đường tuýp 2.
Nghiên cứu cũng phát hiện thấy, nhiều món fast-food (chà bông, xúc xích, lạp xường, gà rán, khoai tây chiên, bánh humberger…) có chứa nhiều carbohydrates tinh chế và chất béo không tốt cho sức khỏe, điều này có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường ngay cả khi cân nặng của bạn ổn định. Lời khuyên của các chuyên gia là hãy hạn chế đồ ăn nhanh tới mức tối đa và nên tự nấu ăn với khẩu phần ăn hợp lý.
6. Ngủ đủ giấc
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy, thiếu ngủ có thể dẫn đến mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 do nó làm ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý glucose – thành phần tế bào sử dụng để làm “nhiên liệu”. Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ thuộc Đại học y Harvard cho thấy, nhóm người khỏe mạnh khi giảm giấc ngủ từ 8 tiếng xuống còn 4 tiếng mỗi tối, quá trình xử lý glucose của cơ thể sẽ chậm lại. Một nghiên cứu khác thì nói rằng, những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn đáng kể so với những người ngủ 7 tiếng mỗi đêm.
7. Kiểm tra máu
Những người trước khi mắc tiểu đường thường có nồng độ đường huyết hơi cao một chút, nằm trong khoảng 100-125mg/dl, và thường phát triển bệnh trong khoảng 10 năm. Biết được nguy cơ bạn sẽ điều chỉnh chế độ ăn uống đồng thời thay đổi lối sống và chăm luyện tập sẽ giúp bạn loại bỏ được bệnh. Mọi người từ 45 tuổi trở lên cần đi thử máu. Những người trẻ hơn có nguy cơ mắc bệnh khi thừa cân, tiền sử gia đình cũng như khi cholesterol cao và huyết áp cao. Bạn cần đến gặp bác sĩ. Nếu kết quả bình thường, nên kiểm tra lại trong vòng 3 năm, nếu bạn bị tiền tiểu đường, đường huyết nên được kiểm tra lại trong vòng 1-2 năm.
Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012
Phương thuốc trị bệnh tiểu đường

Phương thuốc trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là nhóm bệnh nội tiết do rối loạn chuyển hóa đường glucose, do cơ thể tạo ra đủ insulin hay các tế bào không phản ứng với tác dụng của insulin. Chính vì vậy những khoáng chất tự nhiên có trong thực phẩm chính là phương thuốc trị bệnh tiểu đường hiệu quả và dễ sử dụng nhất.

Thực phẩm giàu crom
Đây là phương thuốc tự nhiên trị tiểu đường rất hiệu quả. Mức độ crom ở những người mắc bệnh tiểu đường thường rất thấp. Đây là một khoáng chất thiết yếu góp phần vào sự chuyển hoá chất béo và carbodydrate, nó đóng một vai trò quan trọng giúp cơ thể sử dụng glucose. Chất béo và carbohydrate thường chiếm một phần lớn trong chế độ ăn uống của nhiều người ngày nay, do đó nếu bạn cung cấp đầy đủ khoáng chất crom sẽ giúp ngăn ngừa việc tăng cân từ sự dư thừa chất béo và carbohydrate trong ăn uống hàng ngày. Crom cũng giúp kiểm soát lượng đường và hỗ trợ insulin làm tăng tính hiểu quả trong việc chữa bệnh. Khoáng chất này được tìm thấy nhiều trong đậu, đậu lăng, bông cải xanh và nấm.
Thực phẩm giàu magie
Đây là một trong những phương thuốc điều trị bệnh tiểu đường.  Magiê là một khoáng chất cần thiết cho hơn 300 phản ứng sinh hoá trong cơ thể con người. Một trong nhiều chức năng này chính là điều chỉnh lượng đường trong máu. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy người nào có lượng magiê thấp đều khiến cho bệnh tiểu đường tuýp 2 trở nên trầm trọng hơn. Cung cấp magiê để làm giảm khả năng kháng insulin trong cơ thể của bệnh nhân mắc tiểu đường. Magiê có nhiều trong rau lá màu xanh đậm, các loại hạt quả và ngũ cốc.
Quế
Quế được xem là phương thuốc trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhất. Chỉ cần một lượng nhỏ quế có thể làm giảm đường glucose trong máu. Trong quế có chứa hợp chất methyl hydroxyl chalcone polymer (MHCP) có đặc tính giúp tuyến tuỵ sản xuất insulin. Quế còn hỗ trợ cho sự trao đổi chất của cơ thể. Nên chọn loại quế có vỏ màu sáng, mỏng và giòn.
Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm có vai trò rất lớn trong sản xuất và lưu trữ insulin. Cung cấp kẽm cho cơ thể là một trong những phương thuốc tự nhiên và đơn giản để trị bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. Bạn có thể tìm dễ dàng khoáng chất này trong thực phẩm bao gồm: quả hồ đào, lòng đỏ trứng, hạnh nhân, thịt gà, kiều mạch, gừng, lúa mạch đen, đậu hà lan và cá mòi.

Thực phẩm giàu vanadi
Đây là một khoáng chất phổ biến trong nhiều loại thực phẩm như tôm, cua, sò, nấm, hạt tiêu đen, ô liu, ngô v.v… Khoáng chất này đã được chứng minh để cải thiện độ nhạy insulin và lượng đường trong máu thấp hơn. Chính vì vậy ăn nguồn thực phẩm này cũng là phương thuốc tự nhiên để trị tiểu đường.
Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012
no image

Các cách trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một trong những nhóm bệnh do rối loạn chuyển hóa. Tiểu đường được xem như kẻ giết người thầm lặng xếp hàng thứ 5 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu các cách trị bệnh tiểu đường hiệu quả mọi người có thể tham khảo để áp dụng.

Những cách trị tiểu đường này đã được chứng minh có tác dụng tích cực trong việc điều trị nhiều trường hợp bệnh. Vì vậy, người bệnh nên thử áp dụng những bài thuốc này và trong quá trình chữa trị, đồng thời theo dõi thường xuyên chỉ số đường huyết để theo dõi hiệu quả.

Các cách trị bệnh tiểu đường với bài thuốc nam


1. Trứng gà tốt, có trống: Bỏ vào ly đổ dấm gập(có được dấm thanh thì tốt hơn), ngâm 1 đến 2 ngày, bóc võ ăn hết, Ăn được 5 đến 6 ngày sẽ cho kết quả tốt
2. Lá lách Heo(Lợn) và râu bắp(Ngô): Dùng hai lá lách Heo bỏ màng mỏng ngoài, rửa sạch hầm chung với nước râu bắp(râu ngô) cho chín kỹ. Ăn cả cái lẫn nước. Râu bắp dùng một nắm nấu kỹ bỏ bã, lấy nước nấu với lá lách Heo ăn mấy ngày liền, đo độ đường, nếu thấy xuống mức trung bình thì ngừng ăn kẻo xuống thấp quá.
Các cách trị bệnh tiểu đường
Lá lách heo hầm với râu ngô là cách trị tiểu đường rất hiệu quả mọi người nên áp dụng
3. Tầm gửi cây DâuNhai nuốt mỗi lần 7 búp (đàn ông) 9 búp (Đàn bà).
4. Hạt me chua: Sao vàng úp xuống đất, làm 3 lần như vậy, sắc uống.
5. Bông hoa cây Má Đề: Hái phơi trong râm tránh ánh nắng trực tiếp cho khô, sắc uống như trà.
6. Giây Mướp Đắng: Phơi khô trong râm, sao vàng, hạ thổ, săc uống.
7. Nấm Linh Chi: Dùng nấm Linh Chi 1 chỉ + Tam Thất 1 chỉ + Qui Đông 4,5 chỉ. Nấu 15 phút uống thay trà, khi nào thấy độ đường xuống mức trung bình thì thôi.
8. Quả khế: Thái mỏng phơi khô trong râm, sáng nấu một nắm với nửa lít nước uống cả ngày. Sau 3 tháng độ đường xuống trung bình có ăn ngọt thì cũng không lên độ.
9. Lá cây Hồng ăn trái: lấy lá phơi trong râm, nấu nước uống thay nước trà.
10. Đậu xanh: Đậu xanh 100gram bỏ vỏ + Bi đao 200gram bỏ vỏ xay nhuyễn, thêm gia vị nấu cháo cho nhừ ăn khi còn nóng, lúc đói, một lần trong ngày. Ăn 3 ngày liền.
11. Gạo nếp: Dùng 50gram gạo nếp hoặc gạo tẻ + Củ cải gọt vỏ xay nhuyễn thêm gia vị nấu cháo nhừ, ăn 2 lần trong ngày. Ăn 3 ngày và đo độ đường sẽ cho kết quả như ý.
12 Đu đủ: Lấy một quả khoảng 300gram, gọt vỏ, khóet núm, bỏ hạt, cho đường phèn vào trong khoảng 30gram, ghim nắp lại, chưng cho chín, ăn một lần trong ngày. Ăn 3 ngày liền.
Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012
Thảo dược điều trị tiểu đường

Thảo dược điều trị tiểu đường

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh dư đường - là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận...Việc điều trị tiểu đường bằng thảo được vừa không tác dụng phụ như thuốc tây mà còn mang lại hiệu quả rất tốt. Sau đây là cách dùng các thảo dược điều trị tiểu đường để mọi người cùng tham khảo.

Khoai lang - Vị thảo dược điều trị tiểu đường


Khoai lang trắng là một loại thực phẩm rất tốt cho bệnh tiểu đường
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Vienna (Áo) trong củ khoai lang trắng chứa caiapo - một hoạt chất giúp kiểm soát tốt lượng đường và cholesterol trong máu ở người mắc tiểu đường type 2.

Cách áp dụng khoai lang làm thảo dược điều trị tiểu đường

- Khoai lang, củ mài, nấu canh ăn hằng ngày. Hoặc lá khoai lang tươi 200 g, bí đao 100g, sắc uống ngày một thang. Bài thuốc này có tác dụng chữa tiểu đường.
- Khoai lang, củ mài, hai thứ lượng bằng nhau, tán bột mịn, nấu chè với hạt vừng, ăn hằng ngày. Bài thuốc này có tác dụng chữa tiểu đường.

Dừa cạn - Vị thảo dược điều trị tiểu đường

Dừa cạn còn có tên trường xuân hoa, nhật tân, mọc hoang và được trồng để làm cảnh do có hoa đẹp. Ngoài tác dụng chống ung thư, an thần, trấn tĩnh, bình can, thanh nhiệt, lương huyết, giải độc; thường được áp dụng chữa tăng huyết áp...Theo nghiên cứu gần đây các nhà khoa học còn phát hiện dừa cạn có chứa hoạt chất giống như insulin chính vì vậy nó được xem là thảo được rất tốt trong điều trị tiểu đường.

Cách áp dụng chữa tiểu đường

Thân lá dừa cạn phơi khô sao vàng 20 g, râu ngô 40 g; sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Bài thuốc này có tác dụng chữa tiểu đường rất hiệu quả.

Thảo dược điều trị tiểu đường với cây bông ổi

Cây bông ổi hay còn gọi là cây ngũ sắc, hoa tứ quý, hoa tứ thời, mã anh đơn, ổi nho, thơm ổi, cứt lợn .

Ứng dụng chữa bệnh tiểu đường

Cành, lá và hoa cây bông ổi phơi khô, sắc uống thay chè hằng ngày, mỗi ngày 40 g. Bài thuốc có tác dụng chữa bệnh tiêu khát (tiểu đường). Nên kết hợp thêm ăn cháo nấu từ củ mài và củ súng thì càng tốt.
Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012
no image

Bài thuốc dân gian chữa tiểu đường

Bệnh tiểu đường thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi lượng insulin của tuyến tụy bị thiếu. Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh hiểm nghèo, xếp hàng thứ 5 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Trong điều trị tiểu đường ngoài chế độ ăn kiêng, tập thể dục cùng với thuốc uống thì người bệnh nên kết hợp với một số thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường rất tốt như mướp đắng, đậu bắp, giảo cổ lam...Hôm nay chúng tôi giới thiệu thêm một số bài thuốc dân gian chữa tiểu đường cũng rất hiệu quả để mọi người có thể tham khảo lựa chọn cách phù hợp với mình.

Điều trị tiểu đường không dùng thuốc

- Là sử dụng các liệu pháp tự nhiên như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, dược thiện, trà dược, cháo thuốc, dán thuốc vào huyệt, tắm thuốc, tập luyện khí công dưỡng sinh...
- Chế độ ăn nên trọng dụng các loại thực phẩm như râu ngô, các chế phẩm của đậu tương và đậu đen, xích tiểu đậu, bạch biển đậu, mướp đắng, bí đỏ, bí đao, dưa hấu, tỏi, hoài sơn, hành tây, rau cần, cà rốt, củ cải, măng, hẹ, ngân nhĩ, hải tảo, tụy lợn, cá quả, cá trạch, hải sâm...
- Thường xuyên dùng các loại trà dược như khổ qua trà, nam qua phấn giáng đường trà, ngọc mễ tu trà, la hán quả trà, mạch môn hoàng liên trà, hoàng tinh ngọc trúc trà, mạch đông sinh địa tiêu khát trà, cát phấn ngọc tuyền trà, dương sâm hoa phấn tiêu khát trà...
- Có thể dùng các loại cháo thuốc như cháo tụy lợn, cháo khổ qua, cháo địa cốt bì ngọc mễ tu, cháo đông qua dĩ nhân...

Áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa tiểu đường

Đây là những bài thuốc chữa tiểu đường theo kinh nghiệm dân gian được rất nhiều áp dụng bởi tính đơn giản dễ làm mà hiệu quả mang lại ở nhiều mức độ khác nhau. Chúng ta cùng tham khảo 2 cách dùng thuốc như sau:
Dùng thuốc độc vị
- Nhộng tằm 20 con, rửa sạch, xào ăn bằng dầu thực vật.
- Ô mai 15 g, hãm với nước sôi uống thay trà.
- Đậu đỏ để cả vỏ, sấy khô, mỗi ngày dùng 50 g nấu nước uống.
- Nấm mỡ lượng vừa đủ, nấu canh hoặc xào với dầu thực vật ăn hàng ngày.
- Bí đao tươi 100 g, rửa sạch, ép lấy nước uống hàng ngày.
- Cà rốt tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, ép lấy nước cốt uống hằng ngày.
- Rễ cỏ tranh 50 g, rửa sạch sắc uống thường xuyên.
- Ăn lê tươi hàng ngày.
- Bí đỏ 250 g nấu canh ăn trong ngày.
- Mướp đắng sấy hoặc phơi khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15-20 g.
- Vừng đen 100 g sắc uống hàng ngày.
- Uống nước ép vòi voi hoặc măng tre tươi hằng ngày.
- Rễ hoặc lá cây ngưu bàng sắc uống thay trà.
Dùng nhiều vị
- Hạt tía tô và hạt cải củ lượng bằng nhau, sao thơm tán bột, mỗi ngày uống 9 g với nước sắc rễ cây dâu (tang bạch bì).
- Hạt dưa hấu 50 g giã nát, hòa với nước rồi lọc bỏ bã, đem nấu với 30 g gạo tẻ thành cháo ăn.
- Bột hoài sơn 2 phần, bột ý dĩ 1 phần trộn đều, mỗi ngày dùng 90 g với nước sôi ăn.
- Củ cải 5 củ, rửa sạch, thái miếng luộc lấy nước nấu với 100 g gạo tẻ thành cháo ăn hàng ngày.
- Lá hồng 30 g, đậu xanh 30 g, sắc uống.
- Hoa đậu ván trắng 30 g, mộc nhĩ đen 30 g, sấy khô, tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 3-5 g.
- Vỏ bí xanh 15 g, vỏ dưa hấu 15 g, thiên hoa phấn 12 g, sắc uống.
- Cá diếc 500 g, trà xanh 10 g, cá làm sạch, bỏ ruột rồi nhồi trà xanh vào trong bụng, hấp cách thủy, chia ăn vài lần trong ngày.
- Lá khoai lang 100 g, thiên hoa phấn 20 g, ngọc trúc 15 g, sắc uống.
- Ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) 15 g, ngọc trúc 20 g, đường phèn 25 g, sắc mộc nhĩ và ngọc trúc lấy nước hòa đường phèn uống.
Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012
no image

Bệnh tiểu đường nên ăn gì

Bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi lượng insulin của tụy bị thiếu. Người mắc bệnh tiểu đường luôn có hàm lượng đường trong máu cao. Chế độ ăn uống đối với mỗi người bệnh là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết và làm giảm quá trình phát triển của bệnh. Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn gì ? để trước và sau khi ăn luôn giữ được mức đường huyết ổn định và an toàn nhất.
Bệnh tiểu đường nên ăn gì

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì để luôn giữ được mức đường huyết ổn định

Mục đích chính trong thực đơn ăn kiêng bệnh tiểu đường là người bệnh phải kiểm soát được đường huyết kể cả trước và sau bữa ăn, không làm tăng đường máu nhiều sau ăn và đường máu cũng không được hạ lúc xa bữa ăn.
Theo hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, đối với bệnh nhân tiểu đường nên duy trì đường huyết ở mức sau : Trước ăn: 90-130 mg/dl ( 5,0- 7,2 mmol/l ); sau ăn 1- 2h: < 180 mg/dl ( 10mmol/l )
Chính vì vậy bệnh nhân tiểu đường nên có chế độ ăn uống hợp lý luôn đảm bảo tuân thủ theo nguyên tắc như sau để tránh tăng đường huyết, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng,  kéo dài tuổi thọ:
- Bệnh nhân tiểu đường nên chia khẩu phần thành nhiều bữa để không gây tăng đường huyết sau khi ăn.
- Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no.
- Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.
Thực phẩm và dinh dưỡng chiếm vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình trị liệu đối với người bị tiểu đường. Vậy người tiểu đường nên ăn gì để ổn định mức đường trong máu, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng của bệnh.

Người bệnh tiểu đường nên hạn chế các thực phẩm nào


- Thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn.
- Các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.
- Đồ ngọt như: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.
- Hạn chế ăn cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì…), bánh bích qui, trái cây ngọt, trứng.
- Không ăn mặn
- Hạn chế uống rượu, hút thuốc vì có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết.
Chú ý : Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên hạn chế các loại sữa chế biến còn sữa tươi nguyên chất không đường thì lại rất tốt vì sữa là thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu, nhiều protein và các acid amin cần thiết, nên rất tốt cho bệnh nhân.

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì ?

Bên cạnh các thực phẩm cần hạn chế thì người tiểu đường nên ăn các thực phẩm, thức ăn có chỉ số đường huyết thấp giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát được đường huyết của mình.
- Các loại trái cây tươi ít đường như táo, bưởi, cam quýt… là món ăn cung cấp nhiều vitamin tốt cho người bệnh đái tháo đường. Mặc dù các loại trái cây có thể cung cấp cho bệnh nhân một lượng đường nhưng đó là lượng đường chậm (tức đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể)nên sẽ giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng chứa vcom kiểm soát lượng đường trong máu.
- Thực phẩm giàu chất xơ như cám ngũ cốc, rau xanh, các loại họ đậu,… có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường.
- Các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò vì chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu, ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư.
- Các loại cá biển có nhiều axit béo có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi
Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012
Thực đơn hàng ngày bệnh tiểu đường

Thực đơn hàng ngày bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa chất bột đường gây tăng đường huyết mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động insulin hoặc kết hợp cả hai. Chính vì vậy mà người bệnh tiểu đường cần lựa chọn và biết cân đối chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với vận động để có được cuộc sống khỏe mạnh. Dưới đây là những gợi ý về thực đơn hàng ngày bệnh tiểu đường mọi người có thể áp dụng.

Mục đích của thực đơn ăn kiêng bệnh tiểu đường không làm đường huyết tăng sau mỗi bữa ăn mà vẫn đảm bảo yếu tố đầy đủ dinh dưỡng chính vì vậy cần chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa: Tốt nhất là từ 5 - 6 bữa/ngày.

Thực đơn hàng ngày cho người bệnh tiểu đường

- Ăn sáng: Cà phê hay một ly sữa không đường kèm với 2 lát bánh mì nướng. Hoặc ½ chén các loại đậu rang đã xay thành bột. Hoặc bạn có thể thay đổi ăn bữa sáng bằng một bát bún hoặc phở.
- Ăn giặm giữa buổi sáng : Trái cây, kem các loại. Hoặc ăn 1 bánh quy mặn hoặc ¼ bánh mỳ hoặc 100ml sữa không đường.
- Ăn trưa : Cơm, ngũ cốc hay bánh mì kèm salad rau các loại, cà chua. Có thể đổi bữa với thịt gà, trứng luộc, cá.
Nước uống nên dùng: cà phê, sữa không đường, nước chanh hoặc bưởi ép.
- Ăn giặm giữa buổi chiều : Có thể ăn một củ khoai hoặc sắn loại vừa
- Ăn bữa tối : Chế biến các loại cá (cá ngừ, cá trích, cá hồi…) thành nhiều kiểu như luộc, nướng, hay ăn sống. Ăn bổ sung thêm trứng, rau luộc (không có lòng đỏ), tôm, cua.
- Ăn trước khi đi ngủ : Ăn bữa phụ trước khi đi ngủ vào khoảng 10 giờ tối có thể dùng bánh quy, hoặc ăn một hũ sữa chua, hay uống một ly sữa không đường.

Chú ý thực đơn hàng ngày bệnh tiểu đường

- Không ăn thực phẩm có chất béo bão hòa
- Không ăn phủ tạng động vật, da của gia cầm
- Không ăn thực phẩm chế biến, ngũ cốc đã chế biến sẵn, các thực phẩm đóng hộp.
- Hạn chế ăn các loại hoa quả ngọt sấy khô hay ngâm đường, thực phẩm nướng.
- Nên dùng thực phẩm ít chế biến có nguồn gốc thực vật, ít ngọt, thực phẩm chứa nhiều vitamin hay các hoạt chất sinh học có ích cho sức khỏe ( đậu, đỗ, gấc, mướp đắng, tảo xoắn…).
Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012
Đái tháo đường - Nguyên nhân - Triệu chứng

Đái tháo đường - Nguyên nhân - Triệu chứng

Đái tháo đường là một trong những nhóm bệnh nội tiết do rối loạn chuyển hóa chức năng sử dụng đường glucose biểu hiện ở người mắc đái tháo đường có mức đường huyết luôn tăng cao. Đái tháo đường xếp hàng thứ 5 về những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới và đang trở thành đại dịch của toàn cầu. Đái tháo đường chia làm 2 loại chính đái tháo đường tuýp 1 và đái tháo đường tuýp 2.

Đái tháo đường là gì ?

Đái tháo đường, còn gọi là Bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, v.v.

Nguyên nhân đái tháo đường tuýp 1

Đái tháo đường hay bệnh tiểu đường tuýp 1 là do sự thiếu insulin trầm trọng của cơ thể, khi bị thiếu insulin thì lượng đường trong máu không được chuyển hóa đến tề bào trong cơ thể nên không thể sinh ra năng lượng. Lúc này đường theo máu và được đào thải qua nước tiểu. Vậy tại sao tuyến tụy lại không thể sản xuất insulin một cách bình thường? Như chúng ta đã biết hệ thống miễn dịch có cơ chế bảo vệ cơ thể bằng cách xác định và tiêu diệt vi khuẩn, virus. Nhưng trong các bệnh tự miễn dịch, hệ thống miễn dịch lại tấn công các tế bào trong cơ thể, và trong đái tháo đường tuyp 1 thì hệ thống này đã tấn công các tế bào beta trong tuyến tụy làm cản trở hoặc ngừng sản xuất insulin của tuyến tụy. Các yếu tố chính của bệnh đái tháo đường tuyp 1:
- Tiểu đường loại 1 do di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ai là người có khả năng phát triển bệnh tiểu đường tuyp 1. Gen được truyền từ bố mẹ cho con. Gen giúp thực hiện tạo ra các Protein cần thiết cho hoạt động của các tế bào. Tuy nhiên một số biến thể gen hoặc một vài nhóm gen tương tác với nhau tạo nên nguyên nhân chính của bệnh đái tháo đường.
- Đái tháo đường loại 1 do hệ thống miễn dịch: Các tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào beta. Chính lý do này làm cho tuyến tụy suy giảm hoặc mất hẳn chức năng sản xuất insulin.
- Yếu tố môi trường, thực phẩm, vi khuẩn, virus và các độc tố: Chính các yếu tố này gây ra sự phá hủy tế bào beta của tuyến tụy gây nên bệnh lý

Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường tuýp 2:

Đái tháo đường hay bệnh tiểu đường tuýp 2 được phát hiện khi cơ thể không còn sản xuất đủ insulin hoặc sự suy giảm về khả năng sử dụng insulin. Về cơ bản có 2 nguyên nhân chính gây nên bệnh đái tháo đường loại 2:
- Yếu tố di truyền: Gen đóng vai trò quan trọng đối với bệnh đái tháo đường loại 2. Gen hoặc những nhóm gen biến thể có thể tác động làm suy giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.
- Do béo phì và lười vận động: Do dư thừa Calo, mất đi sự cân đối calo với hoạt động của cơ thể gây tình trạng kháng insulin. Khi nạp quá nhiều dinh dưỡng vào cơ thể mà không có chế độ vận động hợp lý sẽ tác động tới tuyến tụy và gây áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất insulin, trong thời gian dài tuyến tụy sẽ suy yếu và mất dần đi khả năng sản xuất insulin gây nên bệnh đái đường.

Triệu chứng của bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường có rất nhiều các triệu chứng nhưng về cơ bản có 7 triệu chứng chính để chúng ta nhận biết có mắc bệnh đái tháo đường hay không.
1. Khát nước quá mức bình thường, khô miệng ngay cả sau khi uống nước.
2. Thường xuyên đi tiểu và thường đi ngay sau khi uống nước khoảng 15-20 phút. Tuy nhiên cũng không nên vội kết luận rằng một người bị bệnh tiểu đường dựa trên triệu chứng ít này vì cũng có những nguyên nhân khác cũng gây ra đi tiểu nhiều như ăn quá nhiều đồ hải sản...
3. Giảm cân hoặc tăng cân bất thường và kèm theo mệt mỏi. Điều này có thể là do các vấn đề khác như tăng hoặc giảm hoạt động của tuyến giáp, vì vậy điều quan trọng là phải thực hiện kiểm tra y tế và xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân.
4. Mờ mắt. Đây là một vấn đề cần được quan tâm cẩn thận do nhiều người được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường ngay sau khi họ gặp vấn đề với tầm nhìn. Tiểu đường có thể gây ra mù tạm thời, đôi khi là mù vĩnh viễn.
5. Buồn nôn, khi đó có thể người bệnh có những biểu hiện nôn đi kèm hoặc không nôn.
6. Chậm hồi phục từ các vết thương. Một số người sẽ thấy rằng họ dễ dàng bị thâm tím, loét hoặc tổn thương da khi va chạm nhẹ và thường thì các vết thương này lâu lành.
7. Nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ và nhiễm trùng nấm men ở nam giới.
Tin vui cho các bệnh nhân đái tháo đường với bài thuốc nam gia truyền của Nhà Thuốc An Dược được nghiên cứu từ các loại thảo dược tự nhiên Việt Nam sẽ chữa khỏi hoàn toàn cho các bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 và giảm hẳn liều dùng insulin thậm chí khôi phục lại chức năng hoạt động của tuyến tụy cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1. 
Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012
Thuốc chữa bệnh tiểu đường tuýp 2

Thuốc chữa bệnh tiểu đường tuýp 2

Bước đột phá mới trong điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường với " Bài thuốc nam gia truyền chữa bệnh tiểu đường giúp người bệnh tiểu đường tuýp 2 khỏi hoàn toàn còn với người bệnh tiểu đường tuýp 1 khi dùng bài thuốc nam thì giảm hẳn được liều dùng insulin hàng ngày thậm chí tùy theo thể trạng sức khỏe của từng người bệnh mà tuyến tụy được khôi phục hoạt động trở lại bình thường". Trong phạm vi bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu tới độc giả các bài thuốc chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 từ các thảo dược và cây thuốc nam.

Bệnh tiểu đường hay là bệnh dư đường trong đông y còn có một tên khác " chứng bệnh tiêu khát". Tiểu đường đang trở thành căn bệnh thời đại của xã hội. Trong đó có bệnh tiểu đường tuýp 2 chiếm phổ biến, theo thống kê cứ 10 người mắc bệnh tiểu đường thì có tới 9 người bị tiểu đường tuýp 2 ( bệnh tiểu đường tuýp 2 chiếm tỷ lệ đến 90%, đối tượng mắc tiểu đường tuýp 2 chủ yếu là người lớn tuổi ).
Bệnh tiểu đường tuýp 2 phát triển khi cơ thể trở nên kháng với insulin hoặc khi tuyến tụy sản xuất không đủ insulin. Insulin có vai trò điều chỉnh mức độ đường glucose trong máu, vận chuyển đường tới các mô tế bào của cơ thể để tạo ra năng lượng cho quá trình trao đổi chất bên trong cũng như hoạt động thể chất bên ngoài cơ thể.
Theo Đông y có rất nhiều các cây thuốc nam hay các loại thảo dược được xem là những vị thuốc chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 rất hiệu quả giúp người bệnh cắt giảm liều dùng thuốc tây đồng thời giữ đường huyết của người bệnh luôn ổn định. Dưới đây là một số bài thuốc đông y chúng tôi muốn giới thiệu để người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn bài thuốc phù hợp với mình.

Mướp đắng là một trong những loại thuốc chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 rất tốt
BÀI THUỐC TỪ DÂM BỤT
Tên khoa học: Hibiscus Rosa- sinensis. Họ bông (Malvaceae). Tên gọi khác: xuyên cận bì, bạch hoa, mộc cẩn căn. Cây mọc ở dưới chân núi nơi trẩng nắng, ven lộ, quanh vườn, đình, được trồng ở khắp nơi để làm hàng rào, bờ giậu.
Hoa hái từ tháng 7-10, loại bỏ tạp chất phơi hoặc sấy khô. Vỏ rễ hái vào mùa thu, rửa sạch phơi khô, xắt thành sợi.
Hoa dâm bụt có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, sát trùng, trị ngứa.
Liều dùng: hoa 6-12g. Vỏ rễ 3-10g.
Một số bài thuốc chữa tiểu đường:
Bài 1: Rễ dâm bụt tươi 30-60g. Sắc uống thay nước trà.
Bài 2: Rễ dâm btụ tươi 60g, thịt heo 60g, đăng tâm thảo 20g, hầm lấy nước uống.
Bài 3: Rễ dâm bụt tươi 15g, hoài sơn 30g. Sắc uống
VỎ DƯA HẤU
Tên khoa học: Citrullus Vulgaris Schrad. Họ Bầu Bí (Cucurbitaceae). Tên gọi khác: Thuỷ qua, tây qua bì.
Thu hái và chế biến vào mùa hạ. Dùng dao gọt lớp vỏ bên ngoài, phơi hay sây khô.
Vỏ dưa sau khi ăn xong dùng dao gọt bỏ lớp vỏ quả và lớp thịt quả, để riêng phơi khô. Khi dùng rửa sạch.
Tính năng: vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giáng áp.
Liều dùng: 10-30g
Người bên trong có hàn thấp nhiều không nên dùng
Để chữa tiểu đường có thể áp dụng cách sau:
Vỏ dưa hấu, câu kỷ tử 30g, đẳng sâm 10g, sắc uống.
RỄ CÂY CHUỐI GIÀ
Tên khoa học: Musa Paradisiaca. Họ chuối (Musaceae). Tên gọi khác: Ba tiêu đầu
Thu hái và chế biến: Đào rễ cây chuối già, dùng tươi hay thái phiến phơi khô.
Tính năng: Vị ngọt nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lương huyết, tán ứ, chỉ thống, giáng áp.
Liều dùng: 30-120g
Người tuỳ vị hư nhược không đựơc dùng.
Một số bài thuốc chữa tiểu đường:
Bài 1: Rễ chuối già tươi 60g, mật ong vừa đủ. Đem rễ chuối già giã nát vắt lấy nước cốt hoà với mật ong uống, chia uống 3 lần trong ngày .
Bài 2: Rễ chuối già khô 30g, thiên hoa phấn 30g, sắc uống
Bài 3: Rễ chuối già tươi 150g, giã vắt lấy nước uống.
LÁ ỔI
Tên khoa học: Psidium guỵava. Họ Sim (Myraceae). Tên gọi khác: phan đào diệp, phan cẩm diệp.
Thu hái và chế biến: Lá hái vào mùa hạ, thái nhỏ phơi khô hoặc sấy khô.
Quả: Hái lúc quả chín, ép lấy nước.
Tính năng: Vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng thu liễm chỉ tả, tiêu viêm chỉ huyết, hạ đường huyết.
Liều dùng: Khô 10-15g, tươi 15-30g
Người tiêu chảy do nhiệt không được dùng
Chữa tiểu đường:
Bài 1: Lá ổi 30g ( tươi 50g), sắc uống thay nước trà
Bài 2: Lá ổi, lá bạch quả 15g, râu ngô 30g sắc uống
Bài 3: Quả ổi tươi ép lấy nước, mỗi lần uống 30ml, 2lần/ ngày.
Bài 4: Lá ổi non 50g, lá sa kê tươi 100g, trái đậu bắop tươi 100g. Nấu nwocs uống cả ngày.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số bài thuốc dân gian chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng mang lại hiệu quả cao trong việc giữ đường huyết ổn định và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng.
- Uống nước gạo lứt rang, hay nấu cám gạo lấy nước uống sau khi uống thuốc điều trị tiểu đường. Cám gạo đã được sàng sẩy hay cám còn trong gạo lứt đều có tác dụng nhạy bén insulin, giúp lượng đường huyết hạ nhanh gấp đôi bình thường.
- Dùng đóa hoa quỳnh trắng nở về đêm (phải tìm cho được đúng loại hoa quỳnh trắng nở về đêm) pha trà uống, thì sau khi uống với thuốc trị tiểu đường sẽ giúp lượng đường hạ giảm mau chóng.
- Hoa nhãn 30g, hầm với thịt nạc ăn.
- Rễ cây nhãn 30g, lòng lợn vừa đủ, hầm chín ăn ngày một lần, ăn bốn ngày liên tục.
- Lá nhãn (hái hướng đông) một nắm. Sắc uống ngày một thang.
- Rễ chuối 30g, giã nát vắt lấy nước cốt. Uống mỗi lần một chén.
- Mướp đắng 20g. Hãm nước uống hàng ngày.
- Mướp đắng 30g, nấm hương 6 – 10 cái, thịt nạc 30g. Nấu canh ăn.
- Râu ngô 60g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
- Hẹ 20g, thịt ngao 100g, gia vị vừa đủ. Nấu chín, nêm gia vị, ăn thường xuyên rất tốt.
- Lá xoài khô 20g. Sắc uống. Do lá xoài khô có chất anthxyanhdin có tác dụng hạ đường huyết phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do đái tháo đường.
- Củ cải 30 – 50g, gạo tẻ 20g, linh chi 10g. Linh chi đem xay nhỏ, gói trong túi vải, sắc trước lấy nước. Nấu cháo bằng nước sắc này. Ngày ăn một lần.
- Thục địa 12g, cù mài 12g, sơn thù, đan bì, bạch linh mỗi vị 10g, thiên hoa phấ 12g. Sắc uống ngày một thang chia 2 – 3 lần/ ngày. Nếu đã có biến chứng nhiễm trùng thêm hoàng cầm 12g.
- Sinh địa, thạch cao mỗi vị 40g, thổ hoàng liên 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
- Bí đao (đông qua, bí xạnh): 100g mỗi ngày nấu chín vắt lấy nước uống thường xuyên.
- Bí đao tươi 100g, rửa sạch, ép lấy nước uống hàng ngày.
- Rau cần tây 100g, nấu sôi, giã nát vắt nước uống hai lần/ ngày.
- Tô tử, lá cải củ sao qua tán bột mỗi lần uống 9g với nước sắc tang bạch bì. Trị chứng tiểu đường có phù.
- Củ mài 30g, bí đao 100g, lá sen 60g. Sắc nước uống ngày 1 – 2lần.
- Cà rốt tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, ép lấy nước cốt uống hàng ngày.
- Hoa đậu ván trắng 30g, mộc nhĩ ssen 30g, sấy khô, tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 2 – 3lần, mỗi lần 3 – 5g.
- Nhộng tằm 20 con, rửa sạch xào ăn bằng dầu thực vật.

Copyright © 2014 All Right Reserved
Designed by