Những dấu hiệu tiểu đường khi mang thai
Tiểu đường khi mang thai hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ là một trong những rối loạn chuyển hóa tấn công vào thời kỳ mang thai của chị em. Bệnh tiểu đường thai kỳ đang trở thành một mối lo ngại về sức khỏe trong thời gian mang thai nó chiếm khoảng 2-4% số chị em bị tiểu đường khi mang thai. Chứng bệnh này nếu không được điều trị tốt sẽ sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Chính vì vậy cần phải phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời để quản được bệnh. Dưới đây là những dấu hiệu tiểu đường khi mang thai.
Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra mức đường huyết cao mà không có khả năng gây ra vấn đề cho bản thân, nhưng có thể đe dọa sức khỏe của thai nhi. Theo một số nghiên cứu, có khoảng 2 – 5% số thai phụ mắc bệnh tiểu đường và 25 – 30% trong số này sẽ mắc bệnh tiểu đường thực sự trong tương lai.
Những dấu hiệu nghi ngờ mắc tiểu đường khi mang thai
- Gia đình (cùng huyết thống) có người mắc bệnh tiểu đường.
- Lần sinh đẻ trước con bị dị dạng, thai chết lưu.
- Thai nhi quá to (có thể phát hiện trên siêu âm).
- Xuất hiện các dấu hiệu ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, mụn nhọt, mẩn ngứa ngoài ra, ngứa âm hộ…
- Nước tiểu bị kiến đậu…
Lưu ý: Để có thể chắc chắn là mình có bị tiểu đường hay không, các bà mẹ hãy kiểm tra sức khỏe thai và đường máu định kỳ theo sự hướng dẫn của bác sỹ.
Những dấu hiệu tiểu đường khi mang thai
Bạn có thể không biết cho đến khi bạn kiểm tra nước tiểu và lượng đường. Vài phụ nữ có những triệu chứng dấu hiệu tương tự như sau khi bị bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2:
- Thường xuyên khát nước. Thức giấc giữa đêm để uống nước thật nhiều.
- Đi tiểu ra nhiều nước và có nhu cầu nhiều lần hơn so với nhu cầu của các phụ nữ mang thai bình thường khác.
- Vùng kín bị nhiễm nấm và không thể làm vệ sinh sạch sẽ bằng các thuốc/kem xức chống khuẩn thông thường.
- Các vết thương, trầy xước hoặc vết đau khó lành.
- Sụt cân nặng và mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét