Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012
Điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả với phương pháp saut

Điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả với phương pháp saut

Đái tháo đường, còn gọi là Bệnh tiểu đường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao, bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.

                                             

Bệnh tiểu đường có thể phòng ngừa và điều trị. Nhưng những biến chứng của bệnh tiểu đường là cực kỳ nguy hiểm:

- Tim mạch: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.

- Thận: đạm trong nước tiểu, suy thận.

- Mắt: đục thủy tinh thể, mù mắt.

- Thần kinh: dị cảm, tê tay chân.

- Nhiễm trùng: da, đường tiểu, lao phổi, nhiễm trùng bàn chân…

- Tử vong.

Với những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường, bên cạnh đó là chế độ ăn khắt khe. Người bị tiểu đường rất khó có thể bổ sung được đầy đủ dinh dưỡng vào cơ thể bằng những loại thực phẩm thông thường.

Tảo Mặt trời Spirulina là một loại thực phẩm lý tưởng cho người bị tiểu đường vì :

Trong tảo giàu những khoáng chất tự nhiên như Sắt, Canxi, Kali, Magie,... đặc biệt là Kẽm – loại khoáng chất người tiểu đường cực kỳ thiếu do chế độ ăn phải hạn chế các loại thịt động vật, hải sản, do đó Tảo mặt trời Gold Plus được bổ sung thêm Kẽm, chỉ cần 3g Tảo Mặt trời Gold Plus có thể bù đắp 20% lượng Kẽm cần thiết trong ngày. Ngoài ra, việc bổ sung một lượng lớn các chất chống oxi hóa như phycocyanin, chlorophyll... từ Tảo Mặt Trời sẽ tăng cường sức đề kháng cho người bị tiểu đường dễ bị suy giảm miễn dịch do chế độ ăn kiêng thiếu chất.

Thêm vào đó Tảo Mặt trời với lượng Vitamin dồi dào, đặc biệt là Vitamin A, và Zeaxanthin là những chất được Hiệp hội nhãn khoa Hoa Kỳ khuyên dùng có chức năng bảo vệ các mao mạch, các dây thần kinh ở võng mạc, giúp cho bệnh nhân tiểu đường sáng mắt, hạn chế các biến chứng về mắt mà người tiểu đường lâu năm hay bị. Trong tảo còn chứa Phenylalanine tác dụng lên trung tâm thèm ăn ở bộ não làm giảm các cơn đói dày vò đồng thời nó giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường. Với Phycocyanin và Chlorophyll là những hoạt chất sinh học quý giá giúp thanh lọc thải độc cho cơ thể, acid GLA và vitamin K ( 3 gr Tảo Mặt trời tương đương 20 % lượng vitamin K cần thiết/ ngày, giúp đốt lượng mỡ thừa giúp cho cơ thể người bị tiểu đường hạn chế biến chứng về tim mạch đặc biệt là xơ vữa động mạch.

Với tỷ lệ dinh dưỡng: Hàm lượng Carbohydrate 15-25%, hàm lượng Đạm thực vật dễ tiêu từ 8 loại axit amin không thay thế từ 55-75%, hàm lượng chất béo 0%, không chứa đường , tinh bột do vậy tảo Mặt trời là một nguồn thực phẩm tự nhiên cân đối, hoàn hảo rất an toàn cho người bị tiểu đường đồng thời hỗ trợ kiểm soát một cách hiệu quả lượng đường trong máu.

Để điều trị tối đa cho người bị tiểu đường: Mỗi ngày chỉ cần 6 viên Tảo Mặt trời Gold vào buổi sáng, 6 viên Tảo Mặt trời tự nhiên vào buổi trưa và tối trong 2 tháng đầu tiên khi uống tảo Mặt trời sẽ hỗ trợ điều trị cho người bị tiểu đường hiệu quả nhất. Sau đó nên dùng liều duy trì từ 6-12 viên Tảo Gold/ ngày hoặc Tảo Mặt trời tự nhiên để ổn định đường huyết, hỗ trợ cho hệ miễn dịch cho sức khỏe bền vững.

Song song với việc uống Tảo Mặt trời trong điều trị bệnh tiểu đường người bệnh cần có chế độ ăn uống và vận động hợp lý:

Ăn uống:

Hạn chế các loại chất bột đường, chất béo (mỡ động vật) và những thức ăn giàu năng lượng rỗng như: bánh kẹo, nước ngọt,...

Hạn chế mức đường ăn vào cơ thể ở mức tối tiểu, nên dùng các chất tạo vị ngọt tự nhiên để thay cho đường như chiết xuất từ cây cỏ ngọt.

Tăng cường cung cấp cho cơ thể chất xơ: rau xanh, trái cây.

Ăn đa dạng các loại thức ăn trong một ngày, ăn có chừng mực: không nên để quá đói cũng như không nên ăn quá no, nên ăn những thức ăn càng gần với tự nhiên càng tốt vì nó không làm mất đi những thành phần dinh dưỡng trong thức ăn.

Vận động:

- Chơi thể thao hơn 30 phút trong hầu hết các ngày.

- Tập thể dục khoảng 1giờ/ngày trong hầu hết các ngày.

- Năng động trong mọi hoạt động, bước khoảng từ 5.000-10.000 bước chân/ngày.

- Giữ vệ sinh cá nhân tốt, kiểm tra đường huyết hàng tháng và kiểm tra mắt hàng quý.
Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng những phương pháp sau

Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng những phương pháp sau

Sau đây là 5 bí quyết gúp kiểm soát căn bệnh tiểu đường. Các phương pháp này đặc biệt dành cho những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường khi trưởng thành hoặc tiểu đường tuýp 2. Nhưng một số phương pháp cũng có thể hữu ích cho tất cả các loại tiểu đường. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng các phương pháp điều trị tự nhiên này có thể làm đảo nghịch tiền tiểu đường.





Tập thể dục thường xuyên hơn

Các bài tập tăng cường nhịp hô hấp và nhịp tim làm giảm rủi ro bị tiểu đường tuýp 2. Tập luyện cũng đem lại nhiều lợi ích cho những người đã mắc phải tình trạng này. Nó có thể làm giảm nồng độ đường huyết, cải thiện nhận cảm insulin và cải thiện tim mạch. Bệnh nhân tiểu đường cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh tim mạch. Bệnh nhân nên tập luyện các bài tập tăng cường sức mạnh để xây dựng cơ bắp và giảm mỡ trong cơ thể, miễn là bạn có thể tập chúng một cách chính xác.

Tránh một số loại thực phẩm

Mặc dù tất cả các loại carbohydrate đều có ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết nhưng trong đó một số loại carbs gây hại nhiều hơn các loại khác. Carbohydrate đã được chế biến hoặc tinh luyện được tiêu hóa quá nhanh gây ra thay đổi đột ngột đường huyết và nồng độ insulin.

Những ai quan tâm đến sức khỏe lâu dài của họ nên tránh các loại carb đơn vì ăn các loại carb này có thể gây ra sản sinh chất AGEs. AGEs là nguyên nhân của các nếp nhăn góp phần gây ra bệnh An-dai-mơ và làm lão hóa các tế bào trong cơ thể.

Kiểm tra mức độ ảnh hưởng của carbohydrate đến nồng độ đường huyết

Nếu như bạn đã được khuyên kiểm tra nồng độ đường huyết của mình, một trong những quãng thời gian cần thiết để kiểm tra là sau khi ăn carbohydrate. Nếu như bạn không biết các thực phẩm nào là carbohydrate, bạn nên nhận sự trợ giúp của một chuyên gia dinh dưỡng. Rất nhiều bác sĩ thường đưa bệnh nhân tiểu đường đến gặp chuyên gia dinh dưỡng nhưng một số bác sĩ không.

Giảm mỡ trong cơ thể

Carbohydrate không phải là vấn đề duy nhất. Trên thực tế, carb tốt là rất cần thiết cho một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh. Hoa quả, rau xanh và ngũ cốc nguyên cám là rất có lợi cho sức khỏe. Tuy rằng một số chất béo là cũng tốt cho sức khỏe của bạn nhưng một số khác nên hạn chế. Nếu như bác sĩ thấy rằng bạn đã mắc phải loại bệnh tim nào đó, bác sĩ sẽ đề xuất việc hấp thụ ít hơn lượng chất béo khoảng 20% so với tổng lượng calo.

Giảm mỡ trong cơ thể giúp cải thiện độ nhạy insulin. Chất béo cản trở cơ quan nhận cảm mà giúp các tế bào nhận ra insulin và hút glu-cô-zơ từ các thực phẩm.

Tăng cường hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết

Có rất nhiều chất dinh dưỡng và thảo dược tự nhiên có lợi cho việc kiểm soát nồng độ đường huyết, cải thiện độ nhạy với insulin hoặc bảo về các tế bào của cơ thể khỏi các tác hại bệnh tiểu đường có thể gây ra. Sau đây là một số cái nhìn về các loại chất dinh dưỡng và thảo dược này và lợi ích mà chúng đem lại:

Axit lipoic anpha giúp chữa các tế bào bị tổn thương và tổn thương dây thần kinh ngoại vi, cải thiện trao đổi glucozo và tăng khả năng nhận cảm insulin, cải thiện tuần hoàn máu đến chân và bàn tay.

Quả việt quất có thể giúp ngăn ngừa bệnh màng lưới và mù mắt do tiểu đường bằng cách tăng cường sức mạnh thành mạch máu và giảm viêm.

Chất kẽm đã được chứng minh là có rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 do hoạt chất chống oxi hóa.

Xê-len: bệnh nhân tiểu đường có đặc trưng là có rất ít chất chống oxi hóa quan trọng này trong máu.
Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012
Người Việt với báo động bệnh tiểu đường

Người Việt với báo động bệnh tiểu đường

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường sau 10 năm tại nước ta đã tăng từ 2,7% lên gần 6%, đây là con số đáng báo động. Trong khi đó trên thế giới, cứ 15 năm thì tỷ lệ này mới tăng gấp đôi. 


Đây là kết quả nghiên cứu do Bệnh viện Nội tiết Trung ương thực hiện vào năm 2012, vừa công bố tại Hà Nội. Hơn 11.000 người tuổi 30-69 tại 6 vùng gồm: Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ đã tham gia nghiên cứu. 

Theo tiến sĩ Nguyễn Vinh Quang, Phó giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, nguyên nhân của thực trạng này là do sự thay đổi về lối sống dẫn đến thay đổi về dinh dưỡng, thu nhập năng lượng dư thừa và cơ cấu bữa ăn thay đổi với tỷ lệ protein, lipid chiếm ưu thế, rau xanh và khoáng chất ít đi. Bên cạnh đó phải kể đến lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể lực do sử dụng các phương tiện cơ giới thay cho hoạt động thể lực trong sinh hoạt và công việc. Sự kết hợp của một loạt các yếu tố trên đã sinh ra bệnh đái tháo đường. Cụ thể, gần 6% dân số Việt Nam bị tiểu đường, trong đó tỷ lệ mắc cao nhất ở Tây Nam Bộ (hơn 7%), thấp nhất là Tây Nguyên (gần 4%). Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose cũng gia tăng mạnh mẽ từ 7,7% năm 2002 lên gần 13% năm 2012.

Cũng theo nghiên cứu, những người trên 45 tuổi có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 cao gấp 4 lần những người dưới 45 tuổi. Người bị huyết áp cao cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác hơn 3 lần. Người có vòng eo lớn nguy cơ mắc cao hơn 2,6 lần. 

Bên cạnh đó, một thực trạng đáng quan tâm là tỷ lệ người bệnh trong cộng đồng không được phát hiện ở nước ta là gần 64%, cao hơn hẳn so với thế giới. Trên thế giới, cứ một người bệnh được quản lý điều trị thì sẽ có 1 người đái tháo đường trong cộng đồng không được chẩn đoán (50%). Kiến thức chung về bệnh của người dân cũng rất thiếu. Gần 76% số người được hỏi có kiến thức rất thấp về chẩn đoán và biến chứng của bệnh, chỉ có 0,5% có kiến thức tốt, tiến sĩ Quang cho biết. 

Vì thế, Chiến lược quốc gia phòng chống đái tháo đường giai đoạn 2013-2020 đặt ra mục tiêu tăng cường sàng lọc tại cộng đồng để phát hiện người bị tiền đái tháo đường, bị đái tháo đường. Đồng thời nâng cao chất lượng can thiệp, đảm bảo 80% người bệnh sau tư vấn thay đổi lối sống.

Theo Hiệp hội đái tháo đường Thế giới, bệnh thường xảy ra âm thầm, khi biểu hiện rõ thì đã có biến chứng đe dọa tính mạng. Tại Việt Nam, cứ 10 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh thì 6 người đã có biến chứng. Ngay các bệnh nhân đã được chẩn đoán cũng chưa điều trị đúng mức. Hậu quả của nó rất nặng nề, là thủ phạm của nhiều bệnh hiểm nghèo như tim mạch, tai biến mạch máu não, suy thận, hoại tử chi...

Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, nếu đang ở giai đoạn tiền đái tháo đường thì người bệnh cần có kế hoạch kiểm soát tốt để không tiến triển thành bệnh. Tiền đái tháo đường là tình trạng đường huyết cao hơn mức bình thường nhưng chưa đủ để chẩn đoán bệnh. Nếu không can thiệp, 33% bệnh nhân tiền đái tháo đường có thể tiến triển thành bệnh.

Trường hợp đã mắc bệnh thì cần tuân thủ đúng hướng dẫn. Với bệnh nhân tiểu đường việc điều chỉnh chế độ ăn là một trong những mục tiêu quan trọng. Một việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại hết sức khó khăn, đó là khẩu phần ăn cần đảm bảo chất bột đường chiếm 50-60% tổng năng lượng, chất đạm chiếm 15%, mỡ động vật ít dưới 7%.

Biểu hiện của bệnh thường là người mệt mỏi, đi tiểu nhiều, sút cân, vết thương lâu lành, luôn đói, có vấn đề về sinh hoạt tình dục, nhìn mờ, khát, uống nhiều nước, nhiễm khuẩn âm đạo… Hiện chưa có thuốc chữa khỏi bệnh nhưng 80% trường hợp mắc đái tháo đường tuýp 2 có thể phòng tránh được bằng chế độ ăn uống hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực.
Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012
Trẻ em với bệnh tiểu đường

Trẻ em với bệnh tiểu đường

Thường bệnh đái tháo đường (tiểu đường) xảy ra nhiều ở người lớn, nhưng trẻ em vẫn có thể bị. Khi bệnh xảy ra ở trẻ thì việc chữa trị khó khăn hơn.


Bệnh ĐTĐ ở trẻ em thường do yếu tố di truyền và quá trình viêm tự miễn làm phá hủy cấu trúc tế bào bêta tụy làm giảm sản xuất insulin, gây tăng đường huyết mạn tính. Giống như ở người lớn, ở trẻ em cũng tồn tại ĐTĐ dạng 1 và ĐTĐ dạng 2. Với dạng 1 ở trẻ là do rối loạn tổng hợp insulin, rối loạn sản xuất insulin, có tính chất bẩm sinh. Với dạng 2 thường gắn liền với tình trạng thừa cân, béo phì, do lối sống thiếu cân bằng gây nên.Trước đây, bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thường chỉ được nói đến ở người trưởng thành, nhưng gần đây căn bệnh này xảy ra nhiều ở trẻ em, bởi chế độ dinh dưỡng có sự thay đổi. Bệnh ĐTĐ thường xảy ra nhiều hơn khi trẻ thừa cân, béo phì ngày càng tăng. Một khi bệnh xảy ra cho trẻ thì rất khó điều trị, bởi cơ thể của trẻ đang cần rất nhiều dinh dưỡng để phát triển.

Việc chẩn đoán ĐTĐ ở trẻ em không đơn giản. Người lớn ít nghĩ đến trẻ mắc bệnh này, nên không đưa trẻ đi khám. Chính vì vậy, khi nghi ngờ trẻ em (nhất là với trẻ béo phì) bị ĐTĐ, cần đưa bé đến ở bác sĩ chuyên khoa nội tiết. Một khi đã xác định chắc chắn là ĐTĐ thì việc điều trị có thể phức tạp, nhất là đối với trẻ mắc ĐTĐ dạng 2. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, còn phải tuân theo chế độ ăn kiêng cực kỳ nghiêm ngặt.

Nếu điều trị bệnh ĐTĐ không đúng, chẳng những không kiểm soát được đường huyết mà còn gây ra những biến chứng nhất định, trong đó hạ đường huyết là một biến chứng hết sức nguy hiểm. Não của trẻ luôn cần được cung cấp đường hằng định để nuôi não, nên khi bị hạ đường huyết sẽ làm giảm cung cấp đường cho não, từ đó làm giảm sự phát triển của não dẫn đến giảm trí thông minh, giảm thị lực nếu tình trạng hạ đường huyết kéo dài hoặc xảy ra thường xuyên.

Với trẻ bị ĐTĐ dạng 1, trong chế độ ăn uống hằng ngày vẫn như bình thường, chỉ cần hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, tinh bột và mỡ động vật. Với trẻ mắc bệnh thuộc dạng 2 thì năng lượng, tinh bột trẻ ăn hằng ngày cần được tính toán chặt chẽ hơn. Nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày vì ăn quá nhiều trong một bữa sẽ làm cho đường huyết tăng cao; đồng thời cần thường xuyên kiểm tra nồng độ đường trong máu của trẻ để có giải pháp thích hợp.

Các thực phẩm như bắp, khoai sọ, các loại rau xanh như bắp cải, rau cần, rau muống, trái cây chín ít ngọt như thanh long, bưởi, cam, táo ta, lê, mận nên bổ sung hằng ngày để cung cấp vitamin và chất khoáng cho cơ thể trẻ. Bên cạnh đó, việc vận động cơ thể, tập thể dục, cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, nhất là trẻ béo phì.
Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012
Trẻ béo phì với nguy cơ mắc đái tháo đường

Trẻ béo phì với nguy cơ mắc đái tháo đường

Đái tháo đường (ĐTĐ) loại 2 thường chỉ thấy ở người lớn có liên quan đến người thừa cân béo phì. Nhưng với tốc độ gia tăng trẻ béo phì, số ca mắc ĐTĐ ở trẻ em đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn.



Đái tháo đường (ĐTĐ) loại 2 là tình trạng không dung nạp gluco của cơ thể do sự đề kháng insulin. Bệnh này thường gặp ở người trưởng thành do rối loạn chuyển hóa. Còn ở trẻ em, bệnh đái tháo đường nếu có thường là đái tháo đường loại 1. Tới 90% trẻ em bị ĐTĐ là ở thể này. Nhưng bên cạnh đó 10% ĐTĐ ở trẻ em là loại 2.

Do tính chất cuộc sống thay đổi, chế độ dinh dưỡng thay đổi, số em bé bị bệnh này đang tăng dần và có thể vượt qua con số 10% trong thời gian tới. Các triệu chứng nhận biết ĐTĐ loại 2 ở trẻ em là biểu hiện: ăn nhiều, đái nhiều, uống nhiều, sụt cân. Ngoài ra, con bạn liên tục kêu khát, mệt mỏi, giảm thị lực và xuất hiện các đám biến đổi sắc tố da. Khát nhiều là do em bé mất nước nên có hiện tượng rối loạn nước và điện giải trong cơ thể. Tình trạng mệt tiến triển là do cơ thể không dung nạp được đường dẫn tới sự thiếu hụt năng lượng trong cơ thể.

Hai triệu chứng thính lực và thị lực đặc trưng cho thể bệnh loại 2 vì ĐTĐ loại 2 vốn là bệnh gây biến chứng vi mạch nhiều nhất.

Biến chứng vi mạch sẽ tác động mạnh đến cơ quan thị giác và thính giác. Tình trạng bị tổn thương tế bào nội môi mạch máu, dẫn tới sự xơ cứng và suy giảm chức năng vi tuần hoàn đã giảm nuôi dưỡng cho hai cơ quan này. Hệ quả, võng mạc kém nhạy với ánh sáng và tai thì kém nhạy với âm thanh. Điều này đã là nguyên cớ gây ra giảm thị lực và thính lực ở trẻ nhỏ.

“Đôi bạn thân”: béo phì - ĐTĐ

Béo phì và ĐTĐ loại 2 có mối quan hệ tương đối mật thiết. Gần như các bệnh nhân ĐTĐ loại 2 trong giai đoạn đầu đều có béo phì. Tình trạng béo phì làm gia tăng lượng mỡ xung quanh tụy. Điều này làm giảm khả năng tiết insulin. Đồng thời, lượng mỡ trong cơ thể tăng thì làm tăng sự rối loạn nhận cảm insulin của tế bào, hay nói một cách đơn giản là tăng đề kháng với insulin. Béo phì càng cao thì tính đề kháng càng mạnh.

Mặc dù không phải 100% trẻ béo phì đều bị ĐTĐ loại 2 và không phải 100% trẻ mắc bệnh này đều do béo phì vì vẫn có những trẻ bị ĐTĐ loại 2 mà cân nặng không rơi vào trạng thái béo phì. Song, béo phì trong ĐTĐ loại 2 vẫn là vấn đề nổi trội.

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu giảm thị lực, giảm thính lực, rối loạn sắc tố da (sạm da vùng gáy, nách) và béo phì nên cho trẻ đi khám chuyên khoa để biết chính xác về tình trạng sức khỏe.

Dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng cho dự phòng ĐTĐ loại 2. Không để trẻ bị dư cân, béo phì. Còn đã ở trong tình trạng này cần nghiêm túc có chế độ ăn, vận động để kiểm soát cân nặng. Việc này cần theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo dinh dưỡng để trẻ vẫn có đủ năng lượng cho đang giai đoạn tăng trưởng.

Cương quyết chống các yếu tố nguy cơ khác như: tĩnh tại, xem ti vi, máy tính nhiều giờ, ưa thực phẩm nhiều dầu, mỡ. Tạo cho trẻ thói quen vận động tích cực: bơi, đi bộ, thể dục thể thao, đạp xe đạp, tập võ thuật... sẽ bảo vệ hệ thống chuyển hóa đường cho con trẻ.
Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012
Đái tháo đường gây ra bệnh bàn chân

Đái tháo đường gây ra bệnh bàn chân

Khoảng 10-30% các trường hợp bị vết thương tại bàn chân do biến chứng đái tháo đườngcó thể phải cắt cụt chi.
Tai biến nguy hiểm

Bà Dương Thị H. (64 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội) mới đây phải đi khám vì chân bị loét. Gần 2 năm trước, bà H. thấy bàn chân có vẻ nặng nề, thô ráp, lớp da bị bong ra và màu sắc kém hồng hào, nhưng vẫn đi lại được. Sau đó, bàn chân teo lại và khô nứt nẻ. 2 tháng trước nhập viện, bà H. bị trầy xước nhỏ ở vùng mu chân và phía đầu gần ngón chân do ngã xe. Mặc dù đã vệ sinh sạch sẽ nhưng vết loét càng ngày càng rộng, đau đớn và chảy mủ, bà H. bèn đến khám tại Bệnh viện 103 (Hà Nội). Tại đây, bà được chẩn đoán đái tháo đường dạng 2.

Theo bác sĩ Nguyễn Trần Kiên, Trưởng khoa Chăm sóc bàn chân, Bệnh viện Nội tiết T.Ư (Hà Nội), loét bàn chân là biến chứng thường gặp ở người đái tháo đường. Nguyên nhân gây loét là do bệnh tiểu đường gây tắc động mạch chân, gây hoại tử khô, sau đó nhiễm trùng gây hoại tử ướt. Khoảng 10-30% bị loét bàn chân bị cắt chi; nhưng cũng không giải quyết được triệt để bởi tỷ lệ tái cắt chi và nguy cơ tử vong sau khi cắt sẽ cao. Bàn chân là vị trí mà biến chứng đái tháo đường dễ xảy ra. Nguyên nhân do tổn thương vi mạch máu và tổn thương các sợi dây thần kinh ngoại biên gây ra.

Bệnh bàn chân thường gặp

Theo các chuyên gia, bệnh của bàn chân liên quan tới đái tháo đường hay gặp bao gồm:

Nhiễm nấm

Bệnh đái tháo đường khiến hệ miễn dịch của da bị suy yếu, hệ thống mạch máu nuôi dưỡng bị kém làm tăng nguy cơ nhiễm nấm. Các bệnh nấm có thể gặp là nấm móng, nấm gót chân. Các dấu hiệu nhận ra là móng chân, thường là ngón cái, bị đổi màu, bề mặt móng kém sáng bóng, dày và dễ mủn. Rìa móng xuất hiện các đám tổn thương là các sùi có màu trắng hoặc vàng, đôi khi có mủ.

Loét bàn chân

Thông thường ít khi bàn chân tự loét mà phải có một sự cố nào đó như mụn, nhọt, vết thương, chấn thương, lội nước hay đơn giản chỉ là đi giày quá chật. Vết thương càng ngày càng bị nhiễm trùng, loét ăn sâu và rộng. Nguyên nhân do đường máu quá cao làm chậm sự liền vết thương, gây tổn thương mạch máu. Vết thương ở bàn chân dễ dàng “ăn” sâu đến xương, lộ gân có nguy cơ hỏng gân, hoại tử xương, phải cắt cụt.

Khô da

Đây là hiện tượng phổ biến ở người bệnh đái tháo đường. Lý do là vì da nghèo nuôi dưỡng lại do tổn thương thần kinh, thay đổi chuyển hóa, lớp mỡ dưới da bị tiêu thụ sạch nên da trở nên thô ráp và kém sáng khỏe. Da trở nên khô, nứt nẻ, hay bị bong vảy. Cẳng chân và bàn chân teo tóp, không mỡ màng. Da bên ngoài rất dễ bong vảy trắng.

Viêm dây thần kinh

Bàn chân của người bệnh cũng có nguy cơ bị bệnh viêm dây thần kinh do đái tháo đường. Lý do là vì bệnh này làm tổn thương lớp màng bọc nuôi dưỡng dây thần kinh ngoại vi đi đến chân. Người bệnh có biểu hiện tê bì, da khô nứt nẻ. Một số người có cảm giác lạnh ở bàn chân.

Với vết thương ở người mắc đái tháo đường, phải điều trị bệnh gốc là kiểm soát đường huyết và điều trị vết thương theo một chế độ đặc biệt. Không được nặn, bóp, chọc thủng các vết thương, vết bỏng hay nốt mụn ở bàn chân. Giữ vệ sinh và lựa chọn giày dép phù hợp.

Dấu hiệu bất thường

- Móng chân bị đổi màu

- Da có dấu hiệu khô

- Bị rối loạn cảm giác tại bàn chân

- Hay đau mỏi chân không đi được xa

- Sưng phồng bất thường và kéo dài tại bàn chân

- Xuất hiện quá nhiều nốt chai chân.
Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012
Stress dễ bị tiểu đường

Stress dễ bị tiểu đường

Theo chuyên gia về bệnh lý do stress ở Trường Đại học Munich (Đức), một trong các thói quen bất lợi cho sức khỏe của 80% người có cuộc sống căng thẳng là ăn quá nhanh.



Đáng nói hơn nữa, trái với định kiến mệt quá khó nuốt cho trôi, họ thậm chí ăn nhiều lần trong ngày. Tổng lượng thực phẩm vì thế cao hơn ở những người thong dong. Hơn nữa, họ rất thích ăn vặt với món ngọt vì đường vừa cung cấp ngay năng lượng vừa trấn an hệ thần kinh cho dù tác dụng chỉ là chữa cháy.

Ăn quen, ăn hoài

Cũng chính vì tác dụng cung ứng năng lượng từa tựa như lửa rơm, bùng lên không được bao lâu phải châm tiếp nên người quen ăn ngọt phải ăn hoài, nhất là khi nhu cầu năng lượng tiếp tục tăng do stress một khi đã vào nhà mấy khi chịu giậm chân một chỗ. Thói quen ăn ngọt do đó cũng từa tựa như ghiền cà phê, thuốc lá, nghĩa là sớm muộn cũng phải tăng “đô”.

Cảm giác mau đói, tâm trạng quạu quọ khi thiếu chất ngọt, tất cả hòa quyện vào nhau thành một loại stress nặng ký hơn căng thẳng vì công việc. Hậu quả là cơ thể phản ứng sai lệch dưới hình thức phóng thích liên tục nội tiết tố corticosteroid từ tuyến thượng thận. Phản ứng trên cơ bản là đúng nhưng éo le là tuyến thượng thận bao giờ cũng xài sang nên không cung cấp corticosteroid ở lượng đủ dùng mà lần nào cũng thế, cao hơn nhu cầu trên thực tế của gia chủ. Do đó, người càng nhiều tham sân si càng mau thừa corticosteroid. Lâu ngày, gia chủ chẳng khác nào bị ngộ độc thuốc dù không dùng thuốc chỉ vì ngày đêm “nuôi ong tay áo” mà không biết!Nếu lệ thuộc thuốc nguy hại thế nào thì dính vào chất đường cũng không khá gì hơn. Nếu với người không bị stress, thiếu chút đường trong máu không đến độ trầm trọng trong khi chờ đợi gia chủ điều chỉnh thì ngược lại, với nạn nhân của stress lại là chuyện nghiêm trọng chẳng khác nào thiếu… thuốc! Vì quen với lượng đường phải cao trong máu nên “stress nhân” rất dễ đói bụng, thậm chí “xấu nết” nếu không kịp ăn!

Có vay, có trả

Chuyện không chỉ có thế. Vì chất đường trong máu nhiều lần đột biến cả ngày lẫn đêm nên nạn nhân sớm muộn cũng lãnh 2 đòn đánh nguội. Trước hết, tụy tạng, cơ quan có trách nhiệm điều chỉnh lượng đường trong máu, dễ kiệt sức. Bệnh đái tháo đường chỉ chờ có thế. Kế đến, hễ trục trặc với chất đường thì rối loạn biến dưỡng chất béo len lén vào nhà hồi nào không hay. Hậu quả là nạn nhân bị tăng mỡ máu cho dù có cữ béo đến phát thèm.

Tình trạng này càng rõ nét nếu gia chủ chọn thái độ bình chân như vại trước bàn viết, trước máy vi tính, lại thêm ngủ ít. Khi đó, đường huyết sáng nào cũng cao hơn bình thường cho dù nạn nhân suốt đêm không ăn! Khi đó, mỡ tự động ký gửi dưới thành bụng khiến vòng số 2 nổi bật, trong khi vòng số 1 và số 3 của nạn nhân thường xẹp lép do bắp thịt nhão nhoẹt vì không còn đủ năng lượng cho chức năng vận động.

Phòng cháy hơn chữa cháy

Chất đường trong thực phẩm không được thoái biến đúng mức để cung cấp năng lượng cho cơ thể, đặc biệt là vận động bắp thịt và dẫn truyền thần kinh, nếu thiếu sinh tố B1. Càng stress càng mau thiếu B1. Hậu quả là cho dù ăn ngọt nhưng vẫn thiếu năng lượng. Cơ quan rất nhạy cảm với tình trạng thiếu năng lượng chính là não bộ. Do đó, bị stress khiến dư đường trong máu nhưng thiếu B1 là lý do khiến đầu óc lơ tơ mơ. Không lạ gì nếu người ăn ngọt quá thường mau đãng trí vì sinh tố B1 chẳng khác nào chiếc nến điện trong động cơ. Chỉ cần bu-gi không nẹt lửa thì máy có hàng hiệu thế nào cũng đành nằm không!

Ai cũng cần năng lượng. Hay dở chỉ ở chỗ tiếp tế cho đúng lúc. Khéo hơn nữa là cung ứng cho sớm, trước khi lâm trận và sau đó bổ sung để chuẩn bị cho trận kế tiếp. Ăn ngọt ngay lúc căng thẳng chẳng khác nào châm dầu vào lửa. Vừa cháy sạch lại thêm phỏng nặng là chuyện bình thường.
Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012
Đối phó bệnh tiểu đường với 10 phương pháp

Đối phó bệnh tiểu đường với 10 phương pháp

Bệnh tiểu đường ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, với những biện pháp duy trì lối sống lành mạnh, bạn có thể hoàn toàn tránh xa nguy cơ mắc phải nó.


1. Quản lý trọng lượng

Béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ cao nhất đối với bệnh tiểu đường loại 2. Vì vậy, bạn nên cố gắng duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Theo ước tính, mỗi 20% trọng lượng tăng lên vượt mức lành mạnh, nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường sẽ tăng gấp đôi. Các chuyên gia cho biết giảm 5% trọng lượng sẽ giúp phòng tránh nguy cơ bệnh tiểu đường tốt hơn. Do đó, bạn nên cố gắng duy trì trọng lượng cơ thể ở mức khỏe mạnh và ổn định.

2. Thường xuyên vận động

Lối sống ít vận động làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vận động giúp cơ thể tăng cường sử dụng hormone insulin một cách hiệu quả hiệu quả. Hơn nữa, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn giảm cân, làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

3. Tập thể dục

Một nghiên cứu ở Phần Lan phát hiện ra rằng những người tập thể dục khoảng 35 phút mỗi ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường ít hơn 80% so với người không tập thể dục. Nguyên nhân là do tập thể dục giúp tăng cường tiêu thụ insulin trong các tế bào và giúp di chuyển đường trong máu vào trong các tế bào. Theo một nghiên cứu khác cho phụ nữ tập thể dục nhiều hơn một lần một tuần giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 30%.

4. Ăn ít carbohydrate

Những người mắc bệnh tiểu đường vốn được chỉ định hạn chế ăn nhiều carbohydrate. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng lượng carbohydrate cao làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường phát triển, bạn nên kiểm soát lượng thực phẩm chức carbohydrate một cách hợp lý.

5. Hạn chế thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh có chứa tinh bột tinh chế, đường, muối và nhiều chất béo. Trong một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học Minnesota (Mỹ), 3.000 người cân nặng bình thường, trong nhóm tuổi từ 18 đến 30 đã được theo dõi chặt chẽ. Những người ăn thức ăn nhanh nhiều hơn hai lần một tuần đã phát triển gấp đôi tỷ lệ kháng insulin và tăng thêm 4,5kg trọng lượng so với những người ăn thức ăn nhanh ít hơn một lần một tuần. Do đó, thay vì thức ăn nhanh, bạn nên chọn các loại hạt hoặc trái cây cho cơn thèm ăn.

6. Ăn nhiều chất xơ

Nên làm phong phú chế độ ăn uống của bạn với các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Tránh hoặc giảm thiểu những thức ăn có tinh bột tinh chế. Lượng chất xơ cao và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Rau củ quả là thực phẩm nên có mặt hàng ngày trong thực đơn ăn uống của gia đình bạn.

7. Tránh thịt đỏ và thịt chế biến

Thịt đỏ như thịt bò chứa cholesterol khá cao,có thể đặt bạn vào nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn. Do đó, không nên quá lạm dụng thịt đỏ. Một nghiên cứu cho biết phụ nữ ăn thịt đỏ hàng ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn 29% so với phụ nữ ăn ít hơn một lần một tuần. Tương tự như vậy, ăn thực phẩm chế biến như hotdog làm tăng nguy cơ tiểu đường lên 43%.

8. Dùng bột quế

Các nhà khoa học tin rằng các hợp chất có trong bột quế có thể kích hoạt các enzyme kích thích hấp thụ insulin. Quế cũng giúp làm giảm cholesterol, triglyceride và các chất béo hiện diện trong máu, do đó làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

9. Uống cà phê

Uống khoảng 4 đến 5 tách cà phê thực sự giúp giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường đến 29 %. Các nhà nghiên cứu tại Harvard cho biết con số này sau khi nghiên cứu 126.210 phụ nữ uống cà phê. Các nhà khoa học cho rằng caffeine có thể giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, cà phê có chứa chất chống oxy hóa , kali và magiê giúp hấp thụ đường của các tế bào.

10. Tránh căng thẳng

Stress cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu do nó làm tăng nhịp tim và tỷ lệ hô hấp của cơ thể. Vì thế, bạn nên thư giãn suốt cả ngày trong mọi hoạt động mà bạn tham gia. Bạn có thể áp dụng một số kỹ thuật quản lý căng thẳng như yoga hay thiền định để bắt đầu ngày mới. Hít thở sâu bất cứ khi nào bạn bắt đầu thấy căng thẳng. Khi điều này trở thành thói quen, bạn có thể ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh tiểu đường.

Tất cả những người trên 45 tuổi, người trẻ có tiền sử gia đình về bệnh tiểu đường cần kiểm tra lượng đường trong máu mỗi 2 năm 1 lần. Bằng cách này, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa tích cực nếu có nguy cơ mắc các loại tiền tiểu đường.
Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012
Bài thuốc trị bệnh tiểu đường

Bài thuốc trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh nan y khó điều trị nhất bởi tính chất diễn biến phức tạp mang đặc thù của căn bệnh này mà hệ lụy của nó những biến chứng hết sức nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh. Khoa học đã chứng minh đặc biệt trong bệnh tiểu đường tuýp 2người bệnh hoàn toàn có thể quản lý được căn bệnh này và phòng tránh được các biến chứng bằng chế độ ăn uống, vận động hợp lý và thuốc điều trị. Dưới đây chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn các bài thuốc trị bệnh tiểu đường bằng các loại thảo dược từ trong dân gian vừa an toàn hiệu quả mà không gây ra tác dụng phụ.

Các bài thuốc trị bệnh tiểu đường từ trong dân gian

Đây là những bài thuốc chữa tiểu đường theo kinh nghiệm dân gian được rất nhiều áp dụng bởi tính đơn giản dễ làm mà hiệu quả mang lại ở nhiều mức độ khác nhau. Chúng ta cùng tham khảo 2 cách dùng thuốc như sau:
Dùng thuốc độc vị
- Nhộng tằm 20 con, rửa sạch, xào ăn bằng dầu thực vật.
- Ô mai 15 g, hãm với nước sôi uống thay trà.
- Đậu đỏ để cả vỏ, sấy khô, mỗi ngày dùng 50 g nấu nước uống.
- Nấm mỡ lượng vừa đủ, nấu canh hoặc xào với dầu thực vật ăn hàng ngày.
- Bí đao tươi 100 g, rửa sạch, ép lấy nước uống hàng ngày.
- Cà rốt tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, ép lấy nước cốt uống hằng ngày.
- Rễ cỏ tranh 50 g, rửa sạch sắc uống thường xuyên.
- Ăn lê tươi hàng ngày.
- Bí đỏ 250 g nấu canh ăn trong ngày.
- Mướp đắng sấy hoặc phơi khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15-20 g.
- Vừng đen 100 g sắc uống hàng ngày.
- Uống nước ép vòi voi hoặc măng tre tươi hằng ngày.
- Rễ hoặc lá cây ngưu bàng sắc uống thay trà.
Dùng nhiều vị
- Hạt tía tô và hạt cải củ lượng bằng nhau, sao thơm tán bột, mỗi ngày uống 9 g với nước sắc rễ cây dâu (tang bạch bì).
- Hạt dưa hấu 50 g giã nát, hòa với nước rồi lọc bỏ bã, đem nấu với 30 g gạo tẻ thành cháo ăn.
- Bột hoài sơn 2 phần, bột ý dĩ 1 phần trộn đều, mỗi ngày dùng 90 g với nước sôi ăn.
- Củ cải 5 củ, rửa sạch, thái miếng luộc lấy nước nấu với 100 g gạo tẻ thành cháo ăn hàng ngày.
- Lá hồng 30 g, đậu xanh 30 g, sắc uống.
- Hoa đậu ván trắng 30 g, mộc nhĩ đen 30 g, sấy khô, tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 3-5 g.
- Vỏ bí xanh 15 g, vỏ dưa hấu 15 g, thiên hoa phấn 12 g, sắc uống.
- Cá diếc 500 g, trà xanh 10 g, cá làm sạch, bỏ ruột rồi nhồi trà xanh vào trong bụng, hấp cách thủy, chia ăn vài lần trong ngày.
- Lá khoai lang 100 g, thiên hoa phấn 20 g, ngọc trúc 15 g, sắc uống.
- Ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) 15 g, ngọc trúc 20 g, đường phèn 25 g, sắc mộc nhĩ và ngọc trúc lấy nước hòa đường phèn uống.

Thực đơn bài thuốc trị bệnh tiểu đường

- Bài 1: Táo đỏ 7 quả, kén tằm 7 cái, cho nước vào sắc đặc, uống làm vài lần.
- Bài 2: Cọng rau muống 60g, râu ngô 30g rửa sạch, cho cả vào nước sắc lấy nước uống.
- Bài 3: Thịt dê 250g, phổi dê 1 bộ, rửa sạch, cho nước vào nấu, uống canh.
- Bài 4: Rau cần 500g, rửa sạch, giã nát, lấy vải màn sạch vắt lấy nước, nấu sôi, uống ngày 2 lần.
- Bài 5: Tuỵ lợn 1 cái, 3 quả trứng gà , rau chân vịt 60g. Tuỵ lợn rửa sạch, thái miếng mỏng, nấu chín (không cho muối). Sau đó cho trứng gà, rau chân vịt vào ăn, ăn cả nước lẫn cái, ngày ăn 1 lần.
- Bài 6: Cà chua 20g, vỏ dưa hấu 15g, vỏ bí xanh 15g, bột qua lâu (phấn hoa) 15g, cho vào nấu nước uống.
- Bài 7: Sinh tố tổng hợp: ớt ngọt xanh 1 quả, mướp đắng 1/2 quả, dưa chuột 1 quả, rau cần vài cọng. Rửa sạch các loại rau trên, xắt đoạn. Cho rau vào máy xay, xay thành nước sinh tố. Uống ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều sẽ điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường.
- Bài 8: Lá khoai lang 50g, bí đao 200g, hành, bột gừng mỗi thứ một ít, muối, mì chính vừa đủ. Lá khoai lang rửa sạch, ngắt bỏ cuống, thái nhỏ. Bí đao rửa sạch, gọt vỏ thái miếng nhỏ. Cho bí đao vào đảo qua dầu, thêm ít nước, tra hành, gừng, đun nhỏ lửa trong 30 phút. Cho lá khoai vào nấu chín, nêm muối, mì chính. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ đường huyết.
- Bài 9: Mướp đắng hầm đậu phụ: Mướp đắng 200g, đậu phụ 180g, hành, muối, xì dầu mỗi thứ một ít. Mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột, thái lát. Cho dầu xào chín, tra muối, xì dầu, hành. Đổ nước vừa đủ, cho đậu phụ vào cùng nấu chín. Mướp đắng chứa hợp chất có tác dụng tương tự như insulin, giúp hạ đường huyết rõ rệt.
-    Ngoài ra bạn có thể dùng trà cỏ ngọt để uống hàng ngày sẽ giúp bạn cân bằng đường huyết.
Trên đây là các bài thuốc trị bệnh tiểu đường rất công hiệu và an toàn cho người bệnh. Mọi người hãy chọn bài thuốc nào phù hợp với mình nhất để áp dụng. Đối với thực đơn bài thuốc trị bệnh tiểu đường bạn có thể dùng trong bữa ăn hàng ngày cho người bệnh tiểu đường.
Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012
Nỗi lo biến chứng đái tháo đường

Nỗi lo biến chứng đái tháo đường

Phần lớn người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đang phải đối mặt với biến chứng mãn tính như: biến chứng mạch máu, thần kinh và nhiều biến chứng khác, để lại cho gia đình và bản thân gánh nặng về chi phí điều trị.


Vậy giai đoạn nào người bệnh Đái tháo đường gặp biến chứng?

Biến chứng cấp tính có thể gặp ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình phát triển của bệnh. Biến chứng mãn tính khó xác định được thời điểm bắt đầu. Với ĐTĐ type 1 các triệu chứng thường rầm rộ nên có thể phát hiện và điều trị sớm hơn. Đối với ĐTĐ type 2, do bệnh diễn biến âm thầm nên đa phần biến chứng chỉ được phát hiện tình cờ khi thăm khám hoặc khi đã ở giai đoạn muộn, lúc này việc điều trị rất khó khăn và tốn kém. Nguy cơ biến chứng ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 thực tế khó kiểm soát hơn type 1. Vì vậy với cả hai type ĐTĐ, việc phòng ngừa và điều trị sớm biến chứng không thể tách rời trong mục tiêu kiểm soát đường huyết.

Dấu hiệu nhận biết các biến chứng mãn tính như thế nào?

Biến chứng mạch máu với các biểu hiện ở mắt như nhìn mờ, giảm thị lực; ở thận triệu chứng ban đầu là phù mắt cá chân, cẳng chân hay cẳng tay. Một số bệnh lý tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch và cao huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ đều có thể là những biến chứng. Riêng biến chứng thần kinh, chiếm khoảng 50% trên tổng số bệnh nhân ĐTĐ với các dấu hiệu ban đầu như: tê bì, châm chích, bỏng rát và đau bắt đầu ở đầu ngón và lan dần lên phía trên...Một số biến chứng khác cũng có thể được phát hiện như: nhiễm trùng dai dẳng ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể (miệng, nướu răng, phổi, da, chân…). Cơ chế chung để giải thích cho các biến chứng này là do lượng đường trong máu cao làm tổn thương mạch máu, thần kinh, làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân ĐTĐ.

Người bệnh cần làm gì để phòng ngừa biến chứng

Mạch máu bị tổn thương dẫn đến sự nuôi dưỡng kém hiệu quả là nguyên nhân chính gây ra biến chứng. Do vậy người bệnh cần phối hợp điều chỉnh chế độ ăn, giảm cân, chế độ tập luyện cùng với các thuốc điều trị để duy trì nồng độ đường huyết sát với ngưỡng bình thường nhằm giảm tỉ lệ của biến chứng. Giải pháp hỗ trợ điều trị từ thực phẩm chức năng như Hộ Tạng Đường là xu hướng được được nhiều người lựa chọn vì độ an toàn cao và thích hợp cho việc sử dụng lâu dài. Nhưng những sản phẩm đó cần đáp ứng được cả 2 yếu tố bảo vệ mạch máu, tế bào và ổn định đường huyết thì mới mang lại hiệu quả thực sự cho người bệnh.
Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012
Stress, khát nước, thèm ngọt là hiện tượng bệnh tiểu đường

Stress, khát nước, thèm ngọt là hiện tượng bệnh tiểu đường

Các triệu chứng lâm sàng điển hình của đái tháo đường là khát nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sút cân, mệt mỏi, có dấu hiệu tê bì chân tay và giảm thị lực...



Tuy nhiên, không hẳn có các triệu chứng trên là đã bị tiểu đường, và cũng không nên nhầm lẫn là không có các triệu chứng ấy có nghĩa không mắc bệnh.

Vì nếu không có các triệu chứng lâm sàng kể trên mà sau hai lần làm xét nghiệm, đường máu vẫn tăng trên 7mmol/l hoặc đường máu sau ăn hoặc đường máu được làm xét nghiệm bất kỳ trên 11,1mmol/l thì vẫn mắc bệnh đái tháo đường. Do đó, những người có yếu tố nguy cơ cao như béo phì, gia đình có tiền sử bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, tuổi trên 40… cần được phát hiện bệnh sớm để can thiệp kịp thời.

Khát và uống nhiều nước (trên 4l/ngày) nằm trong hội chứng uống nhiều tiểu nhiều mà bệnh đái tháo đường chỉ là một trong nhiều nguyên nhân. Vì vậy, không thể dựa vào hai triệu chứng này để khẳng định bị bệnh đái tháo đường mà phải dựa vào nhiều triệu chứng và các xét nghiệm để chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt. Bởi khát và uống nhiều nước còn do tiêu chảy, đái tháo nhạt, bệnh tâm thần, lao động mất nhiều mồ hôi hoặc tổn thương thần kinh trong não gây rối loạn điều hoà nước trong cơ thể…

Ăn quá nhiều chất ngọt cũng không có nghĩa là mắc bệnh đái tháo đường, nếu ăn nhiều chất ngọt nhưng ăn hạn chế các chất bột đường (gạo, bột mì) và duy trì chế độ hoạt động tốt thì vẫn không bị mắc bệnh đái tháo đường, còn nếu ăn quá nhiều chất ngọt kết hợp ăn nhiều chất bột đường thì nguy cơ đái tháo đường rất cao.

Đến nay người ta chưa rõ mối liên quan giữa các stress và sự xuất hiện bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên các stress ảnh hưởng trực tiếp lên người bệnh đái tháo đường thì đã được thừa nhận. Stress làm giảm khả năng tự theo dõi bệnh, làm người bệnh chán nản, ăn uống thất thường, thậm chí uống rượu để giải sầu… Những hành vi này không chỉ làm tình trạng kiểm soát đường huyết kém đi mà còn làm trầm trọng các biến chứng khác của bệnh.
Thứ Tư, 8 tháng 2, 2012
Nguyên nhân bệnh nhân đái tháo đường tăng?

Nguyên nhân bệnh nhân đái tháo đường tăng?

Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ gia tăng đái tháo đường cao trên thế giới. Sau 10 năm, tỉ lệ mắc bệnh này tại Việt Nam đã tăng gấp đôi và có rất nhiều yếu tố tác động đến tỉ lệ này.


Tại Hội thảo quốc gia phòng chống bệnh đái tháo đường diễn ra chiều 23/5, tại Hà Nội, Giáo sư Thái Hồng Quang, Phó Chủ tịch Hội Nội tiết Việt Nam cho biết: kết quả điều tra mới nhất do Bệnh viện Nội tiết Trung ương công bố cho thấy, số bệnh nhân mắc đái tháo đường tại Việt Nam đang tăng vọt.

Kết quả nghiên cứu với hơn 11.000 người tuổi 30- 69 tại 6 vùng sinh thái gồm: Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho thấy, khoảng gần 6% dân số Việt Nam bị tiểu đường, Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose cũng gia tăng mạnh mẽ từ 7,7% năm 2002 lên gần 13% năm 2012.

Theo GS Quang, có nhiều yếu tố tác động dẫn đến gia tăng nhanh tỉ lệ bệnh nhân mắc đái tháo đường. “Trước đây vấn đề sàng lọc, tầm soát bệnh đái tháo đường chưa được quan tâm. Giờ chúng ta quan tâm hơn đến vấn đề này và hệ thống y tế trong toàn quốc, tuyên truyền trên truyền thông nên người dân đã chủ động đi khám nhiều hơn. Hơn nữa, hiện nay, ngưỡng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường thế giới hạ thấp xuống rất nhiều. Trước kia, đường máu bình thường là dưới 7,8mmol, nhưng hiện nay, đường máu bình thường là 5,6 và chẩn đoán bệnh đái tháo đường là 7mmol chứ không phải là 7,8. Tức là ngưỡng chẩn đoán giảm đi. Khi ngưỡng giảm như vậy, số ca chẩn đoán sẽ tăng lên”, GS Quang nói.

Bên cạnh đó, xu hướng hiện đại hóa, rất nhiều người dân các vùng nông thôn ra thành phố, các nhà máy làm việc, họ phải sống một cuộc sống công nghiệp hóa, ăn thức ăn nhanh, trong đó có nhiều yếu tố béo, rất dễ gây nên đái tháo đường.

“Béo phì liên quan mật thiết với đái tháo đường. Trong khi đó, hiện nay, lối sống thay đổi, vận động ít đi (trước đây ta đi bộ, đi xe đạp là những phương tiện phải vận động, giờ đi xe máy, đi ô tô làm vận động của con người cũng giảm đi), ngồi xem ti vi nhiều, ăn thức ăn nhiều chất béo… là tác nhân gây gia tăng bệnh đái tháo đường”, GS Quan nhận định.

Trước đây, béo thì liên quan đến đái tháo đường tuýp 2, thường gặp ở người trên 40 tuổi, người già. Bây giờ trẻ em đã có nhiều trẻ bị tiểu đường tuýp 2 vì béo phì.

GS Quang đánh giá, tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường đã ở mức báo động. Bởi năm 2002, tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường chỉ chiếm khoảng 2,7% dân số. Đến nay, sau đúng 10 năm, tỷ lệ bệnh nhân mắc tiểu đường đã tăng gấp đôi. Trong khi đó, theo xu hướng chung, tỉ lệ này cần phải mất 15 năm mới tăng lên gấp đôi.

Đáng nói, số người mắc tiểu đường có xu hướng tăng nhanh nhưng số người phát hiện bệnh lại rất thấp. Theo kết quả nghiên cứu này, tỷ lệ người bệnh tiểu đường trong cộng đồng không được phát hiện ở nước ta là gần 64%. Kiến thức chung về bệnh của người dân cũng rất thiếu. Gần 76% số người được hỏi có kiến thức rất thấp về chẩn đoán và biến chứng của bệnh, chỉ có 0,5% có kiến thức tốt.

Trước thực trạng đó, Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã triển khai Chiến lược quốc gia phòng chống bệnh đái tháo đường giai đoạn 2013-2020. Trong đó từ nay đến 2016 tăng cường phát hiện sớm, quản lý các đối tượng nguy cơ cao, xây dựng các biện pháp can thiệp kịp thời làm giảm số người mắc bệnh.
Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2012
Biến chứng, gánh nặng của bệnh đái tháo đường

Biến chứng, gánh nặng của bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là một nhóm bệnh lý chuyển hoá với đặc trưng tăng glucose máu mạn tính, là nguyên nhân gây ra các biến chứng tại các cơ quan trong cơ thể ở mức độ khác nhau như tổn thương phá huỷ hoặc suy yếu các mô, rối loạn chức năng các cơ quan đặc biệt như tim mạch, mắt, thận, thần kinh,...


Đái tháo đường là một trong ba bệnh (ung thư, tim mạch, đái tháo đường) phát triển nhanh nhất. Theo công bố của WHO 1985 có 30 triệu người trên thế giới bị đái tháo đường, thì năm 1994 là 98,9 triệu người. Theo ước tính của Viện nghiên cứu đái tháo đường quốc tế năm 2010 có khoảng 215,6 triệu người bị đái tháo đường. Ở Việt Nam theo điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường của PGS.TS Tạ Văn Bình bệnh viện Nội tiết năm 2001 tại 4 thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh) ở tuổi 30-64 cho thấy tỷ lệ đái tháo đường là 4,0%.

Gánh nặng về y tế và xã hội do bệnh ĐTĐ gây ra cho cộng đồng là một vấn đề rất được quan tâm. Mặc dù ở nước ta chưa có các thống kê đầy đủ, song theo thống kê của Bộ Y tế Mỹ năm 2000, có trên 3,2 triệu người nhập viện liên quan tới bệnh ĐTĐ. Lý do chính khiến các bệnh nhân ĐTĐ phải nhập viện điều trị đứng hàng đầu là do các bệnh lý của hệ tim mạch (40% các nhập viện), sau đó là bệnh lý hệ hô hấp và nhiễm khuẩn (30%).

ĐTĐ cũng là một bệnh lý mạn tính hàng đầu có các biến chứng nguy hiểm cho người bị bệnh: nguyên nhân chính dẫn tới mù và suy thận giai đoạn cuối cần phải được lọc máu hay ghép thận; là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây cắt cụt chi do tắc mạch; trên 70% bệnh nhân người lớn bị ĐTĐ có tăng huyết áp và tỷ lệ bị bệnh tim, tai biến mạch não ở người ĐTĐ được ước tính cao gấp 4 - 6 lần so với người cùng độ tuổi song không bị bệnh, 70% tử vong ở BN ĐTĐ liên quan tới biến chứng tim mạch. Theo thống kê của WHO số BN tử vong do ĐTĐ tương đương với số BN tử vong do bệnh AIDS.

Chính vì vậy Bệnh đái tháo đường đang được cả thế giới nhìn nhận như là một đại dịch của thế kỷ 21 do phạm vi ảnh hưởng mang tính toàn cầu và mức độ ảnh hưởng sâu sắc của nó đối với sức khoẻ, kinh tế và an ninh xã hội.
Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012
Phân loại đái tháo đường

Phân loại đái tháo đường

Hiện nay dựa vào cơ chế sinh bệnh Bệnh đái tháo đường được phân thành 2 nhóm chính:
Đái tháo đường typ1, thường gặp độ tuổi dưới 35, khởi phát cấp tính với các triệu chứng lâm sàng rầm rộ: đái nhiều, uống nhiều, sút cân nhiều, thể trạng gày. Nếu không được phát hiện điều trị kịp thời có thể gặp biến chứng nhiễm toan ceton.

Đái tháo đường type 2, thường gặp ở người lớn trên 35 tuổi, tiến triển chậm, triệu chứng lâm sàng không rõ ràng, ít rầm rộ. Đường huyết thường tăng cao nhiều năm trước khi được chẩn đoán. Có khi bệnh được phát hiện tình cờ qua xét nghiệm máu hoặc do có biến chứng cấp hoặc biến chứng mạn tính như suy thận, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh ngoại vi, liệt dương. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy có thể phòng bệnh ĐTĐ typ2 bằng việc thay đổi lối sống, tăng cường vận động tập thể dục và thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Copyright © 2014 All Right Reserved
Designed by