Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013
Triệu chứng tiểu đường thai kỳ

Triệu chứng tiểu đường thai kỳ

Triệu chứng tiểu đường thai nghén ở bà bầu thường không có dấu hiệu hay triệu chứng đáng chú ý. Chính vì vậy các thai phụ cần đi khám làm xét nghiệm đường glucose ở tuần thứ 24 -28 của thai kỳ để sớm nhận biết ra bệnh tiểu đường để có hướng điều trị tốt cho mẹ và an toan cho thai nhi được phát triển bình thường.

Triệu chứng tiểu đường thai nghén không có biểu hiện gì đặc biệt
Nếu bạn có nguy cơ cao về tiểu đường (chẳng hạn, có đường trong nước tiểu) thì bác sĩ có thể chỉ định cho bạn làm xét nghiệm glucose ở ngay lần khám thai đầu tiên (xét nghiệm lại ở tuần 24-28 nếu xét nghiệm đầu là âm tính). Nếu bạn có kết quả xét nghiệm glucose dương tính thì không phải 100% bạn mắc tiểu đường thai kỳ. Bạn cần có thêm xét nghiệm tiểu đường trước khi khẳng định có bị tiểu đường thai kỳ hay không.

Nhóm thai phụ có nguy cơ mắc tiểu đường cao

Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ, thai phụ có nguy cơ mắc tiểu đường cao nếu:
  • Thừa cân (chỉ số cơ thể BMI vượt quá 30).
  • Từng bị tiểu đường trong lần mang thai trước.
  • Có đường trong nước tiểu.
  • Gia đình có tiền sử tiểu đường.
Bác sĩ có thể khuyên bạn làm xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ sớm hơn, nếu:
  • Bạn từng sinh con thừa cân (quá 4kg).
  • Bị thai lưu không nguyên do.
  • Từng sinh con dị tật.
  • Người mẹ bị cao huyết áp / quá 35 tuổi.
Thai phụ nên chú ý đến việc tăng cân quá nhanh đặc biệt ở quý I của thai kỳ sẽ có nguy cơ rất cao đến chứng tiểu đường thai kỳ.
Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013
Phòng tránh bệnh tiểu đường

Phòng tránh bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một bệnh rất nguy hiểm và rất dễ mắc phải hiện nay, nhưng nếu biết cách phòng tránh thì chúng ta cũng có thể phòng tránh chúng rất hiệu quả. Sau đây là những bí quyết giúp bạn phòng chống bệnh rất hiệu quả.

1.  Đi bộ nhiều nhất có thể

Đi bộ là một trong những cách rèn luyện sức khỏe rất tốt, vậy nên cho dù không giảm cân được bạn cũng nên tận dụng thời gian để đi bộ nhiều nhất có thể như leo cầu thang, đi dao…Những nhà khoa học đã nghiên cứu ở những người luyện tập khoảng 4 tiếng mỗi tuần, tức 35 phút mỗi ngày, kết quả là giảm được 80% nguy cơ tiểu đường. Họ cũng phát hiện thấy, những phụ nữ làm việc tới mức đổ mồ hôi nhiều hơn một lần/tuần thì giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 30%.
đi bộ giúp cơ thể sử dụng hoóc môn insulin hiệu quả hơn bằng cách tăng cường số lượng insulin thụ cảm trên tế bào. Insulin giúp đường huyết di chuyển
tới tế bào. Nơi nó cần đến để phân phối năng lượng và dinh dưỡng.
bên cạnh đó những nhà khoa học khác cũng chứng minh được rằng, ngay cả những người có nồng độ đường huyết cao, luyện tập ở mức trung bình (và thực hiện những thay đổi lối sống khác) đã giảm được 40% khả năng bệnh nặng hơn.

2. Có bạn đời

Gia đình và tình yêu sẽ giúp ta có nhiều động lực hơn, giúp chúng ta luôn khỏe. Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Diabetes Care cho thấy, phụ nữ sống độc thân có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 2,5 lần so với những phụ nữ có tình yêu hoặc gia đình. Ngoài ra, theo nghiên cứu của tổ chức Annal of Behavioral Medicine thì những người có hôn nhân hạnh phúc có nồng độ đường huyết khỏe mạnh hơn rất nhiều so với những người độc thân hay những gia đình không hạnh phúc. Điều này có ý nghĩa rất lớn vì nó giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường và các bệnh liên quan khác. Khảo sát cũng phát hiện những người độc thân có mối quan hệ xã hội rộng thì nồng độ đường huyết khỏe mạnh hơn so với những người ít quan hệ.
3. Ăn nhiều ngũ cốc

Ăn nhiều ngũ cốc không chỉ giúp bạn có thân hình đẹp mà còn làm giảm nguy cơ ung thư vú, tiểu đường tuýp 2, huyết áp cao và đột quỵ. Gạo lứt có tác dụng giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2, nhưng ngũ cốc nguyên hạt (chưa xay bỏ vỏ) như kê, đậu, ngô, lúa mì còn tốt hơn.
4- Giảm cân

Những người béo phì hay thừa cân có nguy cơ bị bệnh tiểu đường cao hơn những người bình thường.
Nghiên cứu của Hiệp hội tiểu đường Mỹ cho biết, ngay cả những người béo phì cũng giảm được 70% nguy cơ phát bệnh tiểu đường nếu họ giảm được 5% trọng lượng cơ thể
5 - Ăn giấm

Một nghiên cứu của Đại học bang Arizona, Mỹ cho biết, những người bị tiểu đường tuýp 2 hoặc những người nguy cơ cao sẽ có nồng độ đường huyết thấp hơn nếu họ ăn khoảng 2 thìa giấm ngay trước bữa ăn giàu carbonhydrate (tinh bột). “Giấm có chứa axit axetic nên có thể khử hoạt tính một số enzyme tiêu hóa tinh bột, làm chậm quá trình tiêu hóa carbonhydrate”, tiến sỹ Carol Johnson, người dẫn đầu nghiên cứu cho biết. Thực sự, giấm có tác dụng như thuốc hạ đường huyết Precose đang bán trên thị trường. Nếu như bạn khó ăn giấm thì có thể trộn giấm với salad hoặc cho vào các món ăn. Chúng đều có tác dụng kiềm chế bệnh tiểu đường hiệu quả.

6 - Cà phê

Nếu bạn là người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thì bạn nên là người nghiện cà phê. Khi nghiên cứu trên 126 nghìn phụ nữ và đàn ông, các nhà nghiên cứu ở Trường y tế cộng đồng Harvard phát hiện, những người nghiện cà phê, tức uống trung bình khoảng 6 ly mỗi ngày, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thấp hơn từ 29 đến 54% so với những người ít khi uống. Uống từ 4-5 ly cà phê giảm được 29% nguy cơ, uống 1-3 ly mỗi ngày thì tác dụng giảm đi một chút.
7 - Tăng cường ăn rau hạn chế thịt đỏ

Phụ nữ ăn thịt đỏ (như thịt bò, thị cừu...) 5 lần mỗi tuần có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 cao hơn 29% so với những người ăn ít hơn mỗi tuần một lần, đó là kết luận của các nhà nghiên cứu ở Bệnh viện phụ sản Brigham, Anh sau khi nghiên cứu ở 37.000 phụ nữ. Nghiên cứu cũng cho biết, ăn thịt đã chế biến sẵn như thịt muối xông khói, xúc xích ít nhất 5 lần mỗi tuần thì nguy cơ tiểu đường tăng 43% so với những người ăn ít hơn mỗi tuần một lần. Thủ phạm gây ra nguy cơ này? Các nhà khoa học nghi đó là cholesterol trong thịt đỏ và những chất phụ gia trong thịt chế biến sẵn.

8- Hạn chế đồ ăn nhanh

Các nhà nghiên cứu ở Trường đại học Minnesota, Mỹ sau khi nghiên cứu trên 3.000 người có độ tuổi 18-30, trong vòng 15 năm đã phát hiện thấy, những người ăn nhiều đồ ăn nhanh dễ mắc bệnh tiểu đường.
Khi bắt đầu nghiên cứu, những người tham gia này có trọng lượng cơ thể bình thường, nhưng sau khi ăn mỗi tuần 2 lần ăn đồ ăn nhanh thì cơ thể của họ đã nặng hơn 4,5 kg và tỷ lệ kháng insulin cao gấp đôi so với những người ăn ít hơn một lần/tuần. Cần nhắc lại rằng, thừa cân và kháng insulin là hai thủ phạm chính dẫn tới tiểu đường tuýp 2.
Nghiên cứu cũng phát hiện thấy, nhiều món fast-food (chà bông, xúc xích, lạp xường, gà rán, khoai tây chiên, bánh humberger...) có chứa nhiều carbohydrates tinh chế và chất béo không tốt cho sức khỏe, điều này có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường ngay cả khi cân nặng của bạn ổn định. Lời khuyên của các chuyên gia là hãy hạn chế đồ ăn nhanh tới mức tối đa và nên tự nấu ăn với khẩu phần ăn hợp lý.

9 - Thêm gia vị quế vào món ăn

Các nhà nghiên cứu Đức nghiên cứu ở 65 người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và cho họ ăn thực phẩm có chứa 1g bột quế hoặc chất vô hại(placebo) 3 lần mỗi ngày và kéo dài trong vòng 4 tháng. Kết quả là người ăn quế giảm được lượng đường trong máu khoảng 10% trong khi đó chất vô hại chỉ giảm được 4%. Hợp chất trong quế kích thích hoạt động của các enzyme để kích hoạt cơ quan thụ cảm insulin. Ngoài ra, loại gia vị này còn giúp hạ thấp cholesterol, và triglycerides, một loại mỡ máu có thể góp phần tăng nguy cơ tiểu đường.


10 - Thư giãn tâm hồn

Khi bạn căng thẳng, cơ thể của bạn có những hành động rất xuất sắc, đó là điều lý giải tại sao nhiều khi áp lực lại tạo ra đột phá cho cấp dưới. Nhưng thường xuyên căng thẳng sẽ gây ra nhiều vấn đề. Lý do là căng thẳng làm cho tim đập nhanh hơn, hơi thở gấp gáp hơn và dạ dày co thắt lại. Nó cũng khiến nồng độ đường huyết tăng mạnh.
Vậy nên giữ cho tâm hồn thư giãn cũng là một cách hạn chế bệnh tiểu đường.

11 - Có giấc ngủ ngon


Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy, thiếu ngủ có thể dẫn đến mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 do nó làm ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý glucose - thành phần tế bào sử dụng để làm “nhiên liệu”. Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ thuộc Đại học y Harvard cho thấy, nhóm người khỏe mạnh khi giảm giấc ngủ từ 8 tiếng xuống còn 4 tiếng mỗi tối, quá trình xử lý glucose của cơ thể sẽ chậm lại. Một nghiên cứu khác thì nói rằng, những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn đáng kể so với những người ngủ 7 tiếng mỗi đêm.

12 - Kiểm tra máu
Những người trước khi mắc tiểu đường thường có nồng độ đường huyết hơi cao một chút, nằm trong khoảng 100-125mg/dl, và thường phát triển bệnh trong khoảng 10 năm. Biết được nguy cơ bạn sẽ điều chỉnh chế độ ăn uống đồng thời thay đổi lối sống và chăm luyện tập sẽ giúp bạn loại bỏ được bệnh. Mọi người từ 45 tuổi trở lên cần đi thử máu. Những người trẻ hơn có nguy cơ mắc bệnh khi thừa cân, tiền sử gia đình cũng như khi cholesterol cao và huyết áp cao. Bạn cần đến gặp bác sĩ. Nếu kết quả bình thường, nên kiểm tra lại trong vòng 3 năm, nếu bạn bị tiền tiểu đường, đường huyết nên được kiểm tra lại trong vòng 1-2 năm.
Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013
Cách phòng chống bệnh tiểu đường

Cách phòng chống bệnh tiểu đường

Hiện nay, bệnh tiểu đường chiếm tỉ lệ cao trên thế giới, nghiêm trọng trong xã hội hiện nay được biệt là bệnh tiểu đường type2. Bệnh có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm hơn đối với mỗi chúng ta. Mặc dù căn bệnh này rất phổ biến nhưng chúng ta nên biết rằng nó hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng lối sống lành mạnh và ăn uống khoa học.
Sau đây là một số phương pháp giúp bạn phòng tránh bệnh tiểu đường:
1. Giảm cân
Giảm trọng lượng cơ thể là cách đơn giản nhất để đưa bạn ra khỏi vòng nguy hiểm của cănbệnh tiểu đường. Những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao nhất mắc căn bệnh này. Theo các bác sĩ, ngay cả đối với bệnh tiểu đường type 2, chúng ta cũng có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh bằng cách giảm cân. Điều quan trọng là bạn kiểm soát được lượng calo bổ sung vào cơ thể mỗi ngày và chăm chỉ tập luyện thể thao đều đặn.
2. Ăn nhiều rau xanh
Nếu bạn thường ăn sáng với những đồ ăn nhiều dầu mỡ như bánh mì bơ, phomat bơ, khoai tây chiên… hãy đổi vị bằng món salad mỗi sáng. Bổ sung nhiều rau xanh thường xuyên là cách đơn giản nhất để phòng tránh bệnh tiểu đường. Đây cũng là cách hữu hiệu để giảm thiểu cân nặng, giữ lượng đường trong máu được ổn định.
3. Hạn chế đi xe
Chúng tôi không muốn nói là bạn không được đi xe nữa nhưng hãy hạn chế việc phụ thuộc vào xe quá nhiều mà không vận động bằng cách đi bộ hoặc đạp xe mỗi ngày. Hãy tận dụng mọi lúc mọi nơi để đi bộ như tránh đi thang máy mà thay vào đó hãy đi thang bộ hoặc để xe ở một nơi xa chỗ làm và đi bộ đến đó… Bên cạch việc cắt giảm calo thì tập luyện cũng có thể giúp bạn giảm cân và sử dụng insulin trong cơ thể hiệu quả hơn.


Chăm vận động có thể hạn chế được bệnh tiểu đường. (Ảnh minh họa)
4. Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt
Ăn một số loại ngũ cốc nguyên hạt cũng giúp ổn định và kiểm soát được lượng đường trong máu chúng ta. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, bổ sung ngũ cốc nguyên hạt thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, đột quỵ, huyết áp cao, thậm chí là chống ung thư vú.
5. Làm bạn với cà phê
Bạn có thể không tin nhưng cà phê  lại thực sự giúp bạn tránh được bệnh tiểu đường rất tốt. Một số nghiên cứu cho thấy, cà phê hoặc đúng hơn là caffeine có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường một cách an toàn. Chúng ta nên uống đều đặn 1 ly cà phê mỗi sáng để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
6. Bỏ qua thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh là cơn ác mộng tồi tệ nhất trong cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường. Vì vậy, bạn nên hạn chế loại đồ ăn này bất cứ lúc nào có thể.
7. Khám bệnh thường xuyên
Cách phòng và chữa trị bệnh dễ dàng nhất là khám bệnh thường xuyên để phát hiện bệnh sớm. Bạn cần phải biết lượng đường trong máu bạn như thế nào, đặc biệt là trong gia đình bạn đã có người bị tiểu đường. Hãy xét nghiệm máu định kỳ và làm theo những lời khuyên của bác sĩ để phòng bệnh tốt nhất.
8. Không uống rượu bia
Uống rượu quá nhiều gây ra chứng bệnh mỡ trong máu cao, chủ yếu cải biến thành triacylglyceride và protein mật độ thấp trong máu. Về mặt lâm sàng chứng minh được, người uống rượu không chỉ làm cho mỡ máu tăng cao mà còn duy trì trong thời gian dài. Đối với những bệnh nhân điều trị bằng insulin uống rượu khi đói bụng dễ gây ra đường máu thấp
9. Gia tăng hoạt động thể lực
- Chơi thể thao hơn 30 phút trong hầu hết các ngày
- Tập thể dục khoảng 1giờ/ngày trong hầu hết các ngày
- Năng động trong mọi hoạt động, bước khoảng từ 5.000-10.000 bước chân/ngày.
- Tránh ngồi một chỗ quá lâu khi làm việc, nên nghỉ ngơi 5 phút sau 1 tiếng làm việc
- Đối với phụ nữ, nên hạn chế việc làm vào ban đêm.
10. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Ăn đa dạng: nên ăn trên 20 loại thực phẩm mỗi ngày bằng cách ăn các món ăn hỗn hợp, có nhiều món trong một bữa ăn, và món ăn nên thay đổi trong ngày, giữa các ngày, theo mùa…
Nên hạn chế ăn những thức ăn cung cấp năng lượng rỗng như đường, nước ngọt, kẹo…
- Ăn chừng mực: không ăn bữa nào quá no hay quá đói, không ăn thứ gì quá nhiều.
- Ăn thức ăn nguyên vẹn, gần với thiên nhiên để ít bị mất đi các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn.
- Dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật, lượng bột đường vừa đủ theo nhu cầu hoạt động của cơ thể, tránh dư thừa sẽ dễ làm tăng cân.
- Nên ăn các loại thịt nạc bỏ da, ăn cá nhiều hơn thịt. Ăn thêm các loại đạm thực vật như đậu hũ, các loại đậu khác.
- Nên hạn chế mặn, nếu có cao huyết áp chỉ dùng <1/2 muỗng cà phê muối/ ngày kể cả nêm nếm trong thức ăn.
- Uống sữa để phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013
no image

Dấu hiệu bị tiểu đường khi mang thai

Bệnh tiều đường thai kỳ là một dạng bệnh tiểu đường chia thành hai loại: bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ xuất hiện trong suốt thời kỳ mang thai và thường chấm dứt sau khi em bé chào đời.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rủi ro  phát triểnthànhbệnh tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ  đã từng mắc chứng bệnh tiểu đường thai kỳ.
Bệnh tiểu đường thai kỳ xuất hiện ở khoảng 5% phụ nữ mang thai và ở các phụ nữ này thì:
  • Chuyển sang bệnh tiểu đường tuýp 2 trong 5-10 năm sau khi sinh.
  • 10-50% phụ nữ có bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ phát triểnthành bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Sau khi sinh, lượng đường trong máu của người mẹ sẽ ổn định.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là khi nội tiết tố insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động cơ thể con người, hoặc cơ thể không chuyển hoá tốt insulin. Glucose là chất dinh dưỡng thiết yếu có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, lượng đường glucose không thể di chuyển một mình từ mạch máu vào tế bào mà phải cần insulin hỗ trợ trong quá trình vận chuyển. Chúng ta bị bệnh tiểu đường là do có quá nhiều lượng đường vào mạch máu và các biến chứng từ đó phát sinh.
Trong suốt quá trình mang thai, nhau tạo ra nội tiết tố đặc biệt để giúp thai nhi lớn và phát triển. Nhưng những nội tiết tố này cũng sẽ gây một số rủi ro đến tính năng hữu ích của insulin của người mẹ. Đây có thể được coi như là “kháng insulin”. Sẽ là điều tốt khi mức insulin và đường huyết cùng đạt chuẩn để duy trì mức độ đường trong máu an toàn. Nhưng trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì lượng đường máu không còn được insulin kiểm soát, do đó, phải cần hoặc là giảm lượng đường hoặc là tăng lượng insulin hoặc là làm cả hai động tác đó.

Ai dễ mắc bệnh?

  • Phụ nữ ở lứa tuổi trên 30.
  • Phụ nữ dân tộc thiểu số bao gồm thổ dân Úc, dân ở các quần đảo trên Thái Bình Dương, người Châu Á, Philiipines, Ấn độ, Trung Quốc, Trung Đông hoặc Việt Nam.
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
  • Phụ nữ bị quá cân, béo phì cả trước và khi đang mang thai.
  • Đã từng bị bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.

Khi nào thì bệnh tiểu đường thai kỳ được phát hiện?

Vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, quá trình và hoạt động liên quan đến việc sản sinh insulin đều bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố sinh sản. Đây là nguyên nhân tại sao việc kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ được yêu cầu theo định kỳ đối với phụ nữ mang thai dù họ có tiền sử bệnh hay không. Thời điểm xuất hiện bệnh thông thường từ tuần mang thai thứ 24 – 28, mặc dù vẫn có thể có những triệu chứng vài tuần trước hoặc sau giai đoạn này.
Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhu cầu tăng lượng đường vì nhu cầu tăng  năng lượng. Tình huống lý tưởng là khi việc sản xuất insulin vừa đủ để phù hợp với lượng đường đang cần được gia tăng. Nhưng không phải thai phụ nào nào cũng đạt được trạng thái lý tưởng này.

Chẩn đoán như thế nào?

Quá trình kiểm tra sàng lọc được yêu cầu theo sự hướng dẫn của bác sĩ trong tuần mang thai thứ 26-28.
Công cụ để chẩn đoán thông thường là kiểm tra lượng đường, GCT, hay phương pháp kiểm tra mức độ dung nạp đường glucose, OGTT. Xét nghiệm mẫu máu để kiểm tra lượng đường glucose và sau một tiếng đồng hồ tiếp theo sẽ xét nghiệm lại mẫu máu sau khi uống nước có nhiều đường.
Dựa vào kết quả kiểm tra đầu tiên, để xác nhận lại chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ có thể phải cần có thêm xét nghiệm mức độ dung nạp đường glucose (OGTT) trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Xét nghiệm mẫu máu cơ bản sau mẫu máu chuẩn 1 hoặc 2 giờ đồng hồ sau khi cho bệnh nhân uống dung dịch đường glucose. Phương pháp đơn giản hơn là có thể qua việc kiểm tra lượng đường từ nước tiểu. Một trong những xét nghiệm trong mỗi lần khám thai là kiểm tra lượng đường bằng que thử.
Lượng đường huyết được đo bằng millimoles trên một lít máu. Lượng đường huyết (BSL) bình thường là ở mức 4-6mmol/L. Hai tiếng sau khi ăn, trung bình sẽ đo được là 4-7mmol/L. Lý tưởng nhất là lượng đường huyết được giữ ở mức bình thường nếu được, nhưng mỗi cá thể đều có mức “chấp nhận được” riêng.

Triệu chứng bệnh tiểu đường thai kỳ

Bạn có thể không biết cho đến khi bạn kiểm tra nước tiểu và lượng đường. Vài phụ nữ có những triệu chứng tương tự như sau khi bị bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2:
  • Thường xuyên khát nước. Thức giấc giữa đêm để uống nước thật nhiều.
  • Đi tiểu ra nhiều nước và có nhu cầu nhiều lần hơn so với nhu cầu của các phụ nữ mang thai bình thường khác.
  • Vùng kín bị nhiễm nấm và không thể làm vệ sinh sạch sẽ bằng các thuốc/kem xức chống khuẩn thông thường.
  • Các vết thương, trầy xước hoặc vết đau khó lành.
  • Sụt cân nặng và mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Nếu bệnh tiểu đường thai kỳ được kiểm soát và giám sát bởi người bệnh và bác sĩ thì rủi ro sẽ được giảm rất nhiều. Mục đích chính trong việc điều trị bệnh tiểu đường là giảm lượng đường huyết trong máu đến mức bình thường và sản sinh lượng insulin phù hợpso với nhu cầu cần thiết của từng cá thể. Phải mất thời gian để ước lượng cân bằng lượng insulin cần thiết trong ngày.
Phụ nữ mang thai bi bệnh tiểu đường thai kỳ cần được giám sát suốt quá trình mang thai và sinh đẻ. Biến chứng xảy ra khi cơn đau đẻ bị kéo dài và người mẹ có lượng đường khôngphù hợp.

Bệnh ảnh hưởng đến bé như thế nào?

Nếu không kiểm soát, lượng đường glucose thừa trong máu sẽ làm thai nhi phát triển khá to. Do phải tương thích với lượng đường tăng qua nhau thaiđến nguồn cung cấp máu, thai nhi sẽ tăng tiết lượng insulin để tiêu thụ lượng đường này và dự trữ năng lượng dưới lớp mỡ của thai nhi. Bé của các bà mẹ bị bệnh tiểu đường có thể nặng đến 4kg khi sinh. Đó là lý do khi bé mới sinh màcó cân quá nặng thìbác sĩ phải nghi ngờ đến bệnh tiểu đường thai kỳ ngay cả khi đã được chẩn đoán là không có bệnh trước khi sinh.
Để phòng các vấn đề sức khoẻ có thể xảy ra cho bé, các bác sĩ phải theo dõi bệnh tiểu đường và điều trị để kiểm soát lượng đường huyết. Thông thường lượng đường trong máu của mẹ sẽ tăng cao hơn trước khi sinh con.
Con của các bà mẹ bị tiểu đường không bị bệnh tiểu đường. Thông thường, khi được “cho ăn” thì lượng đường huyết tự cân đối và bé không bị ảnh hưởng xấu.Mối lo ngại lớn nhất là trong 4-6 tiếng đồng đồ sau khi sinh là bé dễ bị chứng hypoglycaemia (hiện tượng giảm đường huyết). Do đó, bé cần phải thường xuyên được xét nghiệm sau khi sinh cho đến khi lượng đường huyết (BSL) được ổn định và tiếp tục đều đặn trong suốt 24 tiếng đầu tiên.

Bệnh có thể ảnh hưởng đến bạn như thế nào?

Bạn cần giám sát lượng đường trong cơ thể với thiết bị kiểm tra máu gọi là máy đo đường huyết. Bạn có thể mượn, thuê hoặc mua ở các bệnh viện và nhà thuốc lớn. Vài nhà thuốc chuyên cho thuê hoặc bán các dụng cụ y khoa cho bệnh tiểu đường.
Các chuyên gia về bệnh tiểu đường sẽ giải thích về những vấn đề có liên quan đến việc xét nghiệm lượng đường huyết. Hãy ghi lại và đưa cho bác sĩ các kết quả lượng đường huyết khi đi khám bệnh. Lượng insulin sẽ phụ thuộc vào lượng đường huyết và trong giai đoạn đầu điều trị sẽ rất cần thông tin này để điểu chỉnh lại liều lượng cần thiết.
Bạn có thể cần được các chuyên gia hướng dẫn bạn về việc ăn kiêng, những món bạn được ăn và không được ăn. Thông thường các hướng dẫn về ăn uống sẽ gồm:
  • Ăn 3 bữa trong ngày và một buổi tối nhẹ. Bạn có thể dùng trà và bánh vào buổi sáng và chiều.
  • Dùng các món ăn ít chất béo và nhiều chất xơ.
  • Chế độ ăn cân bằng cung cấp đủ chất dinh dưỡng gồm thức ăn giàu chất canxi và chất sắt.
  • Kiểm soát lượng đường và tránh ăn đồ ngọt.
  • Ăn các loại thức ăn đa dạng và nhiều nguồn khác nhau để tránh bị biếng ăn.

Những quy tắc điều trị thông thường:

Duy trì các hoạt động thể chất. Điều này sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì cân nặng.
Tiêm insulin. Đây là việc điều trị áp dụng khi không thể kiểm soát được mức đường máu thông qua chế độ ăn và vận động. Tiêm insulin có thể được sử dụng an toàn trong thời kỳ mang thai bởi nội tiết tố này không truyền qua nhau từ mẹ sang con.
Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013
Dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường type 1

Dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường type 1

Đái tháo đường type 1 là hiện tượng thiếu hụt insulin tuyệt đối làm tăng đường huyết và axit béo quá mức dẫn tới tăng áp lực thẩm thấu và tăng thể ceton trong máu.

Đặc điểm đái tháo đường type 1

  • Đái tháo đường type 1 thường xuất hiện ở trẻ em, ở tuổi vị thành niên tuy vậy người lớn cũng có thể bị.
  • Đái tháo đường type 1 thường xảy ra ở trẻ em
  • Biểu hiện rầm rộ bằng tăng đường máu, có đường trong nước tiểu gây đái nhiều, uống nhiều.
  • Cơ thể sử dụng đường không tốt nên phải huy động chất béo thay thế dẫn đến gầy sút và tích tụ thể ceton.
  • Phản ứng tự nhiên của cơ thể phải ăn nhiều để bù lượng đường mất qua nước tiểu.
  • Trước năm 1922 tất cả bệnh nhân mắc đái tháo đường type 1 đều chết sau vài tháng. Từ ngày con người biết chiết suất và tinh chế insulin từ tụy bò, lợn, tất cả bệnh nhân đều sống với điều kiện phải tiêm đều đặn insulin. Loại insulin, liều lượng, số lần tiêm (phụ thuộc vào số bữa ăn và hoạt động thể lực) do bác sĩ chuyên khoa lựa chọn và điều chỉnh.

Phân loai đái tháo đường type 1

Đái tháo đường type 1 do bệnh tự miễn dịch

Còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin, đái tháo đường type 1 hoặc đái tháo đường ở người trẻ do phá huỷ tế bào bêta tuyến tụy bởi chất trung gian miễn dịch. Sự phá huỷ này có thể nhanh hoặc chậm. Dạng phá hủy nhanh thường xảy ra ở trẻ em, nhưng cũng có khi gặp ở người lớn. Dạng phá huỷ chậm thông thường hay gặp ở người lớn gọi là đái tháo đường tự miễn dịch âm ỉ ở người lớn (LADA: Latent autoimmune diabetes in adults).
Nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành niên biểu hiện nhiễm toan ceton là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Nhưng cũng có người chỉ có tăng đường máu lúc đói vừa phải và bệnh nặng lên rất nhanh khi có nhiễm khuẩn hoặc stress. Thậm chí có người (thường là người lớn) vẫn còn đủ tế bào bêta sản xuất insulin nên không bị nhiễm toan ceton trong nhiều năm liền.

Đái tháo đường type 1 vô căn (không thấy căn nguyên tự miễn)

Một số thể đái tháo đường type 1 vẫn chưa biết rõ bệnh căn. Những bệnh nhân này có thiếu hụt tiết insulin thường xuyên và có khuynh hướng nhiễm toan ceton nhưng không thấy rõ bằng chứng bệnh lý tự miễn dịch. Người châu á và châu Phi thường mắc loại đái tháo đường type 1 vô căn này. Một dạng thức khác của đái tháo đường type 1 vô căn quan sát thấy ở châu Phi, châu á: những bệnh nhân đái tháo đường ở đây biểu hiện thiếu hụt insulin hoàn toàn theo từng thời kỳ.
Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013
Dược thảo trong điều trị đái tháo đường type 2

Dược thảo trong điều trị đái tháo đường type 2

Bệnh đái tháo đường type 2 - loại không phụ thuộc insulin - thuộc phạm vi chứng tiêu khát, với triệu chứng ăn, uống và tiểu tiện nhiều. Những thảo dược như hành tây, mướp đắng, nhân sâm... rất hiệu quả trong điều trị bệnh, do có tác dụng hạ đường máu.

Một số thảo trị đái tháo đường type 2:
Bạch truật: các hoạt chất atractan A, B và C trong bạch truật có tác dụng hạ đường máu. Bài thuốc gồm bạch truật 12 g, hoàng kỳ 65 g, đảng sâm 25 g, hoài sơn 15 g, phục linh 12 g. Sắc uống ngày 1 thang. Mỗi đợt điều trị 2 tháng.

Cam thảo đất: hoạt chất amellin trong cam thảo đất có thể làm giảm đường máu và các triệu chứng của bệnh đái tháo đường type2, khiến cho quá trình giảm nồng độ đường máu và nước tiểu diễn ra dần dần. Nó còn làm tăng mức dự trữ kiềm bị hạ thấp ở người bệnh nhân và giảm hàm lượng các chất tạo ceton trong máu.
Câu kỷcó tác dụng hạ đường máu và ức chế men aldose reductose - men gây tích lũy sorbitol trong tế bào sinh ra biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường như bệnh về võng mạc, thần kinh và thận. Bài thuốc: câu kỷ 12 g, thục địa 20 g, hoài sơn 20 g, thạch hộc 12 g, mẫu đơn bì 12 g, sơn thù 8 g, rễ qua lâu 8 g, sa sâm 8 g. Sắc uống ngày 1 thang.
Hành tây: có tác dụng dự phòng sự tăng đường máu. Trên lâm sàng, những bệnh nhân được uống dịch ép hành tây đã giảm đường máu đáng kể. Bệnh nhân cần uống dịch ép hành tây, mỗi buổi sáng một thìa canh, uống liền trong 1-2 tháng sẽ có hiệu quả.
Mướp đắng: khi còn xanh, mướp đắng chứa các hoạt chất charantin, glycosid steroid, có tác dụng hạ đường máu, làm chậm sự phát triển các bệnh về võng mạc và đục thủy tinh thể và làm tăng khả năng dung nạp glucose của người bệnh. Mướp đắng còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do - một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường. Bài thuốc: dùng quả mướp đắng còn xanh, thái mỏng, phơi nắng cho khô, tán thành bột mịn. Mỗi ngày uống 12-20 g, chia làm 2-3 lần, sau bữa ăn, chiêu với nước. Sau khoảng 2 tháng, khi đường máu hạ xuống gần mức bình thường, giảm liều thuốc xuống một nửa và duy trì.
Nhân sâm: có khả năng hạ đường máu và hiệp đồng với thuốc hóa dược. Nếu dùng nhân sâm phối hợp với thuốc hóa dược thì có thể giảm bớt liều thuốc này, thời gian hạ đường máu được kéo dài hơn. Bài thuốc: nhân sâm 15 g, thiên môn 30 g, sơn thù 25 g, câu kỷ 15 g, sinh địa 15 g. Sắc riêng nhân sâm và cô thành 30 ml cao, sắc chung 4 dược liệu còn lại và cô thành 170 ml cao lỏng, trộn lẫn hai cao này. Mỗi lần uống 20 ml, ngày dùng 2-3 lần trước bữa ăn.
Sinh địa: chứa hoạt chất hạ đường máu là các glycosid iridoid A, B, C và D. Nó cũng có tác dụng làm chậm sự phát triển biến chứng đục thể thủy tinh ở mắt và giảm các triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên ở người bệnh.
Các bài thuốc liên quan:
- Sinh địa 800 g, hoàng liên 600 g. Giã sinh địa vắt lấy nước, tẩm vào hoàng liên, phơi khô rồi lại tẩm, làm như vậy cho đến hết nước sinh địa. Tán nhỏ hoàng liên, làm thành viên. Mỗi lần uống 10 g, ngày dùng 2-3 lần.
- Sinh địa, hoài sơn, phục linh, mỗi vị 15 g, sơn thù, trạch tả, ngưu tất, mỗi vị 10 g. Hạt mã đề, mẫu đơn bì, mỗi vị 6 g. Sắc uống ngày một thang.
Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013
Những triệu chứng bệnh đái tháo đường

Những triệu chứng bệnh đái tháo đường

Khát không ngừng và nhìn mờ là hai dấu hiệu cho thấy có thể bạn đã bị tiểu đường. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào trong danh sách được liệt kê dưới đây, hãy kiểm tra để loại trừ khả năng mắc bệnh. 

Tiến sĩ y khoa Gill Jenkins đưa ra bản danh sách các triệu chứng dễ nhận thấy trên BBC.
Ở tiểu đường tuýp 1, các triệu chứng có xu hướng phát triển nhanh trong vòng hai tuần, và mức độ nghiêm trọng hơn. Ở tiểu đương tuýp 2, các triệu chứng phát triển từ từ và thường nhẹ hơn.
Dấu hiệu chung của cả hai dạng tiểu đường là:
Khát không ngừng
Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt ban đêm
Mệt mỏi, uể oải
Giảm cân
Ngứa bộ phận sinh dục hoặc bị nấm âm đạo tái diễn
Ở tiểu đường tuýp 1, các triệu chứng ít gặp hơn là:
Chuột rút
Táo bón
Nhìn mờ
Nhiễm trùng da tái diễn
Ở tiểu đường tuýp 2, các triệu chứng có thể không được nhận ra trong nhiều năm liền, chỉ tới khi có biến chứng, như loét chân hoặc nhìn mờ thì bệnh mới được chẩn đoán.
Nên nhớ, không phải tất cả các dấu hiệu đều xuất hiện cùng lúc. Vì thế, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào ở trên đây, hãy kiểm tra để loại trừ tiểu đường.
Bệnh tiểu đường có thể được phát hiện qua một cuộc xét nghiệm nước tiểu định kỳ, khi hàm lượng đường trong đó vượt mức cho phép. Sau đó, bạn nên xét nghiệm máu để xác định đâu là nguyên nhân. Sau cùng là xét nghiệm mức độ đường trong máu. Một người bị tiểu đường sẽ không thể đào thải đường trong máu nhanh như người bình thường.

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013
Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường ngày nay đã không còn xa lạ với chúng ta. Không những phổ biến mà số bệnh nhân mắc bệnh này trong những năm gần đây cũng tăng lên rõ rệt. Ngoại trừ nguyên nhân do gen di truyền, một số yếu tố từ thói quen ăn uống, sinh hoạt của chúng ta cũng có thể góp phần khiến chúng ta vô tình mắc bệnh tiểu đường mà không biết.
Tiểu đường có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như suy thận, mù lòa và nguy cơ bệnh tim, đột quỵ Nhưng có tới 27% những người có bệnh tiểu đường mà không biết là mình bị bệnh.
Những dấu hiệu sớm nhận biết bệnh tiểu đường type 2:
- Khát nước và đi tiểu thường xuyên: Khi lượng đường dư thừa tích tụ trong máu của bạn, chất lỏng được thu về từ các mô. Điều này có thể khiến bạn khát nước. Kết quả là, bạn có thể uống nước và đi tiểu nhiều hơn bình thường.
- Liên tục cảm thấy đói: Nếu không có đủ insulin để chuyển đường vào các tế bào của bạn, cơ bắp và các cơ quan của bạn trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên đói dữ dội.
- Giảm cân: Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm đói, nhưng bạn vẫn có thể giảm cân. Nếu không có khả năng tiêu thụ đường (glucose), cơ thể sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong cơ và chất béo. Năng lượng bị mất là glucose dư thừa được bài tiết vào trong nước tiểu.

Một số yếu tố từ thói quen ăn uống, sinh hoạt của chúng ta cũng có thể góp phần khiến chúng ta vô tình mắc bệnh tiểu đường mà không biết. (Ảnh minh họa).
- Mệt mỏi: Nếu tế bào cơ thể của bạn bị thiếu chất đường, bạn có thể trở nên mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.
- Mờ mắt: Nếu lượng đường trong máu của bạn quá cao, chất lỏng có thể được kéo từ các tròng mắt của bạn. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và nhìn rõ của mắt. Vậy nên người bệnh bị tiểu đường thường có cảm giác nhìn mờ, không rõ.
- Vết thương lâu lành: Người bị bệnh tiểu đường thì cũng dễ bị các vết thương lở loét, nhiễm trùng thường xuyên. Và các vết thương này cũng lâu lành hơn bình thường bởi bệnh tiểu đường type 2 ảnh hưởng đến khả năng chữa lành vết thương và chống lại nhiễm trùng của cơ thể.
- Da sẫm màu: Một số người bị bệnh tiểu đường type 2 có các mảng da sẫm mà, nhất là ở những vùng da bị gấp nhiều, ví dụ như ở nách và cổ. Tình trạng này, được gọi là acanthosis nigricans, có thể là một dấu hiệu của kháng insulin
Tuy nhiên, cũng có một tin vui là, có những cách có thể ngăn chặn hoặc trì hoãn sự bắt đầu của bệnh tiểu đường type 2. Vậy làm sao để làm được điều đó:
1. Tham gia các hoạt động thể chất hàng ngày: Tập thể dục cải thiện hoạt động của insulin, di chuyển glucose vào máu và vào các mô mà nó có thể được sử dụng để tạo thành năng lượng.
2. Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh: Nếu bạn đang thừa cân, tăng cân nhiều hơn số cân bị sụt, thì nguy cơ bị bệnh tiểu đường của bạn cũng thấp hơn. Lúc này, nên nói chuyện với các bác sĩ để có thể duy trì được trọng lượng tối ưu so với cơ thể và sức khỏe của mình.
3. Ăn một chế độ ăn uống ít carbohydrate tinh chế: Và kết hợp trái cây tươi, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các chất béo không bão hòa đơn (như dầu ô liu) vào chế độ ăn uống của bạn.
4. Theo dõi sức khỏe của bạn: Nhận kiểm tra thường xuyên huyết áp, cholesterol và chất béo trung tính, và tìm cách điều trị nếu cần thiết.

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013
Nguyên nhân bị bệnh tiểu đường

Nguyên nhân bị bệnh tiểu đường

Một thực trạng của cuộc sống xã hội hiện đại, do ăn uống, sinh hoạt, lối sống lười vận động cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường (đái tháo đường ). Bệnh tiểu đường được chia làm 2 loại: Bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2 đây là 2 loại tiểu đường mà số lượng người mắc phải ngày càng tăng cao đặc biệt là loại đái tháo đường tuýp 2.



Béo phí không những là nguyên nhân dễ mắc bệnh đái tháo đường mà còn sinh ra nhiều bệnh khác ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là do sự thiếu insulin trầm trọng của cơ thể, khi bị thiếu insulin thì lượng đường trong máu không được chuyển hóa đến tề bào trong cơ thể nên không thể sinh ra năng lượng. Lúc này đường theo máu và được đào thải qua nước tiểu. Vậy tại sao tuyến tụy lại không thể sản xuất insulin một cách bình thường? Như chúng ta đã biết hệ thống miễn dịch có cơ chế bảo vệ cơ thể bằng cách xác định và tiêu diệt vi khuẩn, virus. Nhưng trong các bệnh tự miễn dịch, hệ thống miễn dịch lại tấn công các tế bào trong cơ thể, và trong bệnh tiểu đường tuyp 1 thì hệ thống này đã tấn công các tế bào beta trong tuyến tụy làm cản trở hoặc ngừng sản xuất insulin của tuyến tụy.

Các yếu tố chính dẫn tới mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường loại 1 do di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ai là người có khả năng phát triển bệnh tiểu đường tuyp 1. Gen được truyền từ bố mẹ cho con. Gen giúp thực hiện tạo ra các Protein cần thiết cho hoạt động của các tế bào. Tuy nhiên một số biến thể gen hoặc một vài nhóm gen tương tác với nhau tạo nên nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường.
Tiểu đường loại 1 do hệ thống miễn dịch: Các tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào beta. Chính lý do này làm cho tuyến tụy suy giảm hoặc mất hẳn chức năng sản xuất insulin.
Yếu tố môi trường, thực phẩm, vi khuẩn, virus và các độc tố: Chính các yếu tố này gây ra sự phá hủy tế bào beta của tuyến tụy gây nên bệnh lý

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 được phát hiện khi cơ thể không còn sản xuất đủ insulin hoặc sự suy giảm về khả năng sử dụng insulin.

Cơ bản có 2 nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường loại 2

Yếu tố di truyền: Gen đóng vai trò quan trọng đối với bệnh tiểu đường loại 2. Gen hoặc những nhóm gen biến thể có thể tác động làm suy giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.
Do béo phì và lười vận động: Do dư thừa Calo, mất đi sự cân đối calo với hoạt động của cơ thể gây tình trạng kháng insulin. Khi nạp quá nhiều dinh dưỡng vào cơ thể mà không có chế độ vận động hợp lý sẽ tác động tới tuyến tụy và gây áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất insulin, trong thời gian dài tuyến tụy sẽ suy yếu và mất dần đi khả năng sản xuất insulin gây nên bệnh tiểu đường.
Việc điều trị và chữa khỏi bệnh đái tháo đường là mong mỏi của nhiều người bệnh. Nhà thuốc An Dược với bài thuốc nam gia truyền sẽ có tác dụng đào thải độc tố trong tuyến tụy, cung cấp những dưỡng chất bổ sung cho tuyến tụy giúp tuyến tụy được hồi phục và hoạt động trở lại bình thường. 
Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường

Hiện nay có rất nhiều các triệu chứng của bệnh tiểu đường (đái tháo đường) nhưng về cơ bản có thể nhìn rõ bệnh tiểu đường ở 7 triệu chứng chính. Bệnh tiểu đường là tình trạng cơ thể không thể chuyển hóa đường thành năng lượng, và do đó đường vẫn còn trong máu thay vì đi đến các tế bào và sau đó đi vào trong nước tiểu và đi ra khỏi cơ thể. Vì vậy, mặc dù có một lượng lớn đường trong máu, nhưng vì nó được loại bỏ như chất thải nên cơ thể bị mất nguồn nhiên liệu chính cần thiết để sinh ra năng lượng.


Đáng tiếc là nhiều người vẫn hoàn toàn không biết rằng họ bị tiểu đường cho đến khi họ đi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe hàng năm. Trong nhiều trường hợp các thành viên gia đình có liên quan sẽ nhận thấy những thay đổi ở người bị bệnh tiểu đường mà có thể chính người đó lại bỏ qua.
Bẩy triệu chứng quan trọng của bệnh tiểu đường:
1. Khát nước quá mức bình thường, khô miệng ngay cả sau khi uống nước.
2. Thường xuyên đi tiểu và thường đi ngay sau khi uống nước khoảng 15-20 phút. Tuy nhiên cũng không nên vội kết luận rằng một người bị bệnh tiểu đường dựa trên triệu chứng ít này vì cũng có những nguyên nhân khác cũng gây ra đi tiểu nhiều như ăn quá nhiều đồ hải sản...
3. Giảm cân hoặc tăng cân bất thường và kèm theo mệt mỏi. Điều này có thể là do các vấn đề khác như tăng hoặc giảm hoạt động của tuyến giáp, vì vậy điều quan trọng là phải thực hiện kiểm tra y tế và xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân.
4. Mờ mắt. Đây là một vấn đề cần được quan tâm cẩn thận do nhiều người được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường ngay sau khi họ gặp vấn đề với tầm nhìn. Tiểu đường có thể gây ra mù tạm thời, đôi khi là mù vĩnh viễn.
5. Buồn nôn, khi đó có thể người bệnh có những biểu hiện nôn đi kèm hoặc không nôn.
6. Chậm hồi phục từ các vết thương. Một số người sẽ thấy rằng họ dễ dàng bị thâm tím, loét hoặc tổn thương da khi va chạm nhẹ và thường thì các vết thương này lâu lành.
7. Nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ và nhiễm trùng nấm men ở nam giới.
Tiểu đường là một căn bệnh nghiêm trọng, thường được coi như một căn bệnh mạn tính nếu không được điều trị kịp thời.
Điều thú vị là có rất nhiều người được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường người đã có thể ngừng dùng thuốc và có những kết quả khả quan cho thấy căn bệnh đã được kiểm soát. Họ nhận được kết quả này thông qua được điều trị kịp thời với phương thuốc hợp lý, thay đổi thói quen ăn uống và có chế độ tập thể dục thường xuyên, có phương pháp giảm cân an toàn...
Tin vui cho những bệnh nhân đang có những triệu chứng của căn bệnh tiểu đường. Với bài thuốc nam gia truyền giúp đào thải độc tố trong tuyến tụy, cung cấp những dưỡng chất bổ sung cho tuyến tụy giúp tuyến tụy được hồi phục và hoạt động trở lại bình thường
Copyright © 2014 All Right Reserved
Designed by