Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013
no image

Thuốc trị tiểu đường mới nhất

Một loại thuốc trị bệnh tiểu đường mới dùng để điều trị bệnh tiểu đường type 2, được gọi là Byetta, sẽ được tung ra thị trường vào ngày 1-6. Cơ quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ đã phê duyệt cho phép sử dụng loại thuốc này do những ưu thế của nó so với các loại thuốc trị tiểu đường khác.
Những bệnh nhân tiểu đường type 2 sẽ được dùng một loại thuốc mới, được gọi là Byetta, để giúp họ điều chỉnh lượng đường trong máu. Họ phải tiêm thuốc này 2 lần/ngày.
Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) vừa phê duyệt cho phép sử dụng Byetta, dược phẩm lần đầu tiên được sử dụng chữa trị bệnh tiểu đường type 2 mà hiện nay, nó được cho là phải dùng kèm với các loại thuốc trị tiểu đường cũ khác chứ không thể sử dụng riêng lẻ.
Hiện nay, ở Mỹ có khoảng 18 triệu người mắc bệnh tiểu đường, đa số mắc bệnh tiểu đường type 2, là những người mà cơ thể bị mất khả năng chuyển hoá đường trong máu thành năng lượng do không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng được nó đúng mức. Nó cũng được cho là có liên quan mật thiết với bệnh béo phì.
Nếu ăn kiêng và tập thể dục không đủ giúp điều chỉnh bệnh tiểu đường type 2, các bệnh nhân phải uống loại thuốc giúp hạ thấp lượng đường trong máu. Loại thuốc phổ biến nhất được gọi là sulfonylureas, giúp kích thích cơ thể sản xuất nhiều insulin hơn.
Khi những loại thuốc này không còn hiệu quả nữa, bệnh nhân sẽ được dùng kèm thêm Byetta cùng với chúng trước khi dùng đến phương pháp tiêm insulin.
Byetta là một kiểu protein nhân tạo, lần đầu tiên được sản xuất và được gọi là chất “bắt chước chất nội tiết”, nghĩa là bắt chước hoạt động của một hormone gọi là GLP-1 do ruột tiết ra để kích thích việc sản xuất insulin sau bữa ăn nhưng chỉ khi lượng đường trong máu cao. "Đây được xem là một bước cải tiến đáng kể vì các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường khác kích thích tiết ra insulin ngay cả khi lượng đường trong máu ở mức thấp, dẫn đến nguy cơ giảm lượng đường trong máu", giám đốc FDA, bác sĩ David Orloff nhận xét.
Tác dụng phụ thường thấy ở thuốc này là gây buồn nôn. Ngoài ra, các bệnh nhân sử dụng Byetta kèm với sulfonylurea có thể cần phải giảm sử dụng các loại thuốc đã có trước đây để tránh giảm lượng đường trong máu, nhà sản xuất cho biết.
Nhà chế tạo, Hãng dược phẩm Amylin và công ty Eli Lilly, nói rằng dược phẩm này sẽ được tung ra thị trường vào ngày 1-6, nhưng họ chưa công bố giá của loại thuốc này.
Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013
Những cây thuốc trị tiểu đường tốt nhất

Những cây thuốc trị tiểu đường tốt nhất

Những loại thảo dược như đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, khổ qua ( mướp đắng), lô hội( nha đam)....đều là những cây thuốc quý trị tiểu đường tốt nhất của Đông y. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc những cây thuốc quý trị tiểu tiểu đường này.

1.Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo có bản chất kí sinh là một loài nấm. Trong đông trùng hạ thảo có thành phần axit trùng thảo. Thành phần này có tác dụng làm dẻo hóa mạch máu, giảm mỡ trong máu, giảm cholestorol, giảm lượng đường trong máu, làm loãng độ dính của máu, tăng chức năng tuần hoàn, nâng cao khả năng cung cấp oxy cho tim và não, phòng ngừa các chứng bệnh tim não, mạch máu, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

2. Nấm linh chi

Nấm linh chi là một loại trung dược thảo quý hiếm, nhiều người ví thảo dược này có tác dụng " cải tử hoàn sinh". Nấm linh chi có thể nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe, có hiệu quả tốt trong việc điều trị các chứng bệnh khác, là loại đông dược thảo duy nhất có thể hấp thu vào ngũ tạng như(tim, gan, phổi, thận, bao tử), và cũng là một loại thuốc trị bệnh tiểu đường và ung thư tốt nhất được thế giới công nhận.

3. Mướp đắng (khổ qua)


Mướp đắng là thuốc trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Khổ qua là cây thuốc trị bệnh tiểu đường bạn dễ kiếm nhất. Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường type 2, hãy uống một ly nước ép khổ qua tươi mỗi ngày. Khổ qua không những giúp giảm lượng đường huyết trong máu cho bệnh nhân tiểu đường mà theo nhiều nghiên cứu, loại quả này còn có tác dụng phòng chống ung thư, bệnh tim mạch, thần kinh…

4. Nha đam (lô hội)

Nha đam hay còn gọi cây lô hội là cây thuốc trị bệnh tiểu đường có tính hàn, vị đắng. Nha đam có nhiều tác dụng chữa bệnh như: chữa bỏng, cao huyết áp, giải nhiệt cơ thể. Chất đặc quánh trong thân cây này còn là một phương thuốc hay tại nhà giúp chữa bệnh tiểu đường.

Nha đam (lấy phần thịt bên trong thân), lá nguyệt quế trộn với nửa muỗng nghệ. Dùng hỗn hợp này cách một tiếng đồng hồ trước bữa ăn trưa hoặc ăn tối sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường huyết.

Ngoài ra, còn có một số cây thuốc trị bệnh tiểu đường khá tốt như lá xoài, húng quế...
Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013
Biểu hiện bệnh tiểu đường

Biểu hiện bệnh tiểu đường

Biểu hiện bệnh tiểu đường là cơ thể không thể xử lý đường một cách bình thường. Câu hỏi đặt ra là “Liệu có thể chữa được bệnh tiểu đường hay không?”. Khi chúng ta ăn hoặc uống, tuyến tụy tạo ra một loại hóc-môn gọi là insulin. Insulin được giải phóng vào máu và giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Tiểu đường là căn bệnh trong đó quá trình này không hoạt động một cách phù hợp.



Nguyên nhân bệnh tiểu đường
• Không có insulin được sản sinh, thông thường được gọi là tiểu đường tuýp 1 và yêu cầu bệnh nhân phải sử dụng tiêm insulin.
• Insulin được tạo ra nhưng cơ thể trở nên kháng insulin khiến cho insulin không còn hiệu quả. Hiện tượng này thường được gọi là tiểu đường tuýp 2 và đang dần trở nên ngày càng phổ biến.
Vấn đề là ở chỗ mặc dù tiểu đường không liên tục đe dọa cuộc sống nhưng những ảnh hưởng lâu dài của nồng độ đường huyết cao có thể gây tổn hại cho sức khỏe của người bệnh. Tiểu đường nếu như không được kiểm soát và nồng độ đường huyết cao trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề cho các bộ phận trên cơ thể như thận, mắt, dây thần kinh và tim. Điều này nghe có vẻ rất khắc nghiệt nhưng kiểm soát đường huyết bằng sự kết hợp giữa bài thuốc gia truyền, thủ tục chăm sóc sức khỏe thay thế, chế độ dinh dưỡng và tập luyện sẽ mang lại những hiệu quả bất ngờ.
Cách đơn giản nhất để xem bạn có bị tiểu đường hay không là nhờ bác sĩ kiểm tra đường huyết. Một mẫu máu nhỏ lấy bằng cách trích từ ngón tay được sử dụng để xét nghiệm. Nồng độ đường huyết bình thường là khoảng từ 72 đến 126 mg/dl. Bệnh tiểu đường được chẩn đoán khi cơ thể không có khả năng giữ cho nồng độ đường huyết trong giới hạn này.
Một số người có thể bị tiểu đường trong vài tháng hoặc thậm chí vài năm mà không nhận ra rằng họ đã mắc phải căn bệnh. Chẩn đoán bệnh tiểu đường có thể xuất hiện đột ngột trong quá trình kiểm tra định kỳ nhưng thông thường nó xảy ra sau khi bệnh nhân mắc phải các triệu chứng của căn bệnh.

Sau đây là một số biểu hiện của bệnh tiểu đường:

• Không có triệu chứng. Bạn không hề nghe nhầm. Rất nhiều người không gặp phải sự khác biệt nào trong cảm giác và vô cùng kinh ngạc khi họ biết rằng mình đã bị tiểu đường. Dù bạn có cảm thấy khỏe mạnh hay không đều phải thực hiện kiểm tra chẩn đoán.
• Liên tục khát nước. Bạn có thể uống nước và uống nước sau đó lại uống nước nhưng vẫn cảm thấy khát. Vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn trước khi tiểu đường được chẩn đoán nếu như bệnh nhân uống quá nhiều nước ngọt. Nước ngọt làm cho nồng độ đường huyết càng tăng thêm và dẫn tới khát nước vô độ.
• Đi tiểu quá nhiều. Bệnh nhân cần phải đi tiểu thường xuyên và với lượng lớn mỗi lần. Bị thức giấc trong khi đang ngủ say khoảng từ 2 đến 3 lần mỗi đêm là hiện tượng rất phổ biến. Điều này có thể gây ra khó chịu cho rất nhiều người. Nồng độ đường huyết cao giải phóng vào trong nước tiểu. Điều này dẫn tới sự mất nước của cơ thể và khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy khát.
• Sụt cân. Nhiên liệu chính của cơ thể là glucose. Bệnh nhân tiểu đường không thể sử dụng glucose một cách thích hợp nên nó phải phóng vào trong nước tiểu và đi ra khỏi cơ thể. Thiếu nhiên liệu đồng nghĩa với việc các tế bào trong cơ thể không thể sản sinh ra năng lượng. Kết quả là bị sụt cân.
Các triệu chứng khác bao gồm táo bón, thiếu sức sống, ngứa ran hoặc rân rân như kiến bò ở bàn tay và bàn chân, mờ mắt và nhiễm trùng.


Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013
Cây thuốc nam trị tiểu đường

Cây thuốc nam trị tiểu đường

Trong y học phương đông bệnh tiểu đường hay đái tháo đường thuộc phạm trù chứng bệnh tiêu khát, bên cạnh việc chữa trị bằng thuốc tây thì Đông y lại áp dụng một số cách trị tiểu đường rất tốt từ các loại thảo dược tự nhiên như khổ qua (mướp đắng), lô hội (nha đam), húng quế…Trong bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn về các loại cây thuốc chữa bệnh tiểu đường tốt nhất.
Dùng cây thuốc chữa bệnh tiểu đường vừa an toàn hiệu quả , không gây tác dụng phụ như thuốc tây. Đây là những loại thảo có sẵn rất nhiều ở Việt Nam rất dễ kiếm. Chữa bệnh tiểu đường bằng các loại thảo dược giúp người bệnh giảm bợt các triệu chứng do tiểu đường gây ra.

Cây cà ri (cây hồ lô ba): Cây thuốc chữa bệnh tiểu đường


Cà ri là một loại gia vị truyền thống của người Ấn Độ. Loài cây này cũng được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
Cà ri là cây thuốc chữa bệnh tiểu đường. Tác dụng chữa bệnh tiểu đường từ phần lá và hạt cà ri đã được chứng minh qua các nghiên cứu trước đây.
TS. Deepali Shastri (bác sĩ y học cổ truyền Ấn Độ) cho biết: Bệnh nhân tiểu đường có thể hạ đường huyết bằng cách lấy một muỗng cà phê hạt cà ri đem ngâm vào cốc nước, để qua đêm, sau đó lọc lấy nước uống. Cũng có thể uống cùng với hạt, tuy nhiên nhớ uống vào đầu mỗi buổi sáng trong ngày.

Mướp đắng (khổ qua):

Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường type 2, hãy uống một ly nước ép khổ qua tươi mỗi ngày. Khổ qua không những giúp giảm lượng đường huyết trong máu cho bệnh nhân tiểu đường mà theo nhiều nghiên cứu, loại quả này còn có tác dụng phòng chống ung thư, bệnh tim mạch, thần kinh…

Nha đam (lô hội): Cây thuốc chữa bệnh tiểu đường

Nha đam hay còn gọi cây lô hội, có tính hàn, vị đắng. Nha đam có nhiều tác dụng chữa bệnh như: chữa bỏng, cao huyết áp, giải nhiệt cơ thể. Chất đặc quánh trong thân cây này còn là một phương thuốc hay tại nhà giúp chữa bệnh tiểu đường.
Nha đam (lấy phần thịt bên trong thân), lá nguyệt quế trộn với nửa muỗng nghệ. Dùng hỗn hợp này cách một tiếng đồng hồ trước bữa ăn trưa hoặc ăn tối sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường huyết.

Húng quế: Cây thuốc chữa bệnh tiểu đường

Húng quế và tía tô cũng có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường. Lấy một nắm lá húng quế vò nát, đem luộc trong một ly nước từ đêm trước, để lọc uống vào sáng hôm sau.
Nhai một vài lá húng quế trong ngày cũng cho tác dụng tương tự.

Lá xoài: Cây thuốc chữa bệnh tiểu đường

Cách làm: Lấy khoảng 3-4 lá xoài, rửa sạch, đun sôi, để qua đêm trong nước. Sau đó lọc nước này uống vào đầu buổi sáng trước bữa điểm tâm. Nên nhớ không áp dụng phương thuốc này nhiều lần trong một ngày, vì có thể giảm lượng đường huyết quá thấp gây ra chứng hạ đường huyết khá nguy hiểm.
Trên đây là những cây thuốc chữa bệnh tiểu đường tốt nhất bạn hãy nên áp dụng hàng ngày đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống và vận động hợp lý sẽ giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng.
Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không ? Nhắc đến bệnh tiểu đường tuýp 2 chắc hẳn ai cũng biết đây là căn bệnh phổ biến ở hầu hết các quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển. Theo thống kê cứ 10 người mắc tiểu đường thì 9 người là bị tiểu đường tuýp 2. Điều đáng nói ở đây bệnh tiểu đường không những ngày càng phổ biến mà nó còn ngày càng trẻ hóa. Chính vì vậy bệnh tiểu đường tuýp 2 được coi là đại dịch hiểm họa của toàn xã hội.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không

Trả lại với câu hỏi bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không ? Có thể nói đây là dạng tiểu đường rất nguy hiểm bởi hệ lụy của nó chính là các biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí tính mạng cũng bị đe dọa nếu như người tiểu đường tuýp 2 không biết cách quản lý kiểm soát tốt đường huyết của mình.


Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường tuýp 2

Biến chứng cấp tính : Tăng đường huyết quá cao có thể đưa bệnh nhân vào hôn mê nhiễm ceton hay hôn mê tăng áp lực thẩm thấu. Tử vong do hôn mê tăng đường huyết là rất cao.
Biến chứng tim và mạch máu . Đái tháo đường làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch, bao gồm bệnh mạch vành với cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não , xơ vữa động mạch và tăng huyết áp .
Biến chứng thần kinh (neuropathy). Đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương thành mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi dưỡng những sợi thần kinh, đặc biệt ở chân. Tổn thương này gây ra các triệu chứng : châm chích như kiến bò, tê chân, nóng rát hay đau thường bắt đầu từ các ngón chân, ngón tay và lan dần lên. Nếu đường huyết không được kiểm soát tốt có thể gây mất toàn bộ cảm giác ở chi
Tổn thương những sợi thần kinh tự động kiểm soát việc tiêu hóa có thể gây buồn nôn, ói mữa, tiêu chảy hay táo bón . Đối với đàn ông, có thể bị rối loạn cương dương.
Biến chứng thận (Nephropathy).Thận chứa hàng triệu búi mạch máu nhỏ có chức năng lọc chất thải ra khỏi cơ thể. Đái tháo đường có thể gây tổn thương những hệ thống lọc này. Cuối cùng có thể dẫn tới suy thận hay bệnh thận giai đoạn cuối không thể phục hồi được, khi đó cần phải chạy thận nhân tạo hay ghép thận .
Biến chứng mắt . Đái tháo đường có thể gây tổn thương mạch máu ở võng mạc (bệnh võng mạc do Đái tháo đường ), có thể dẫn tới giảm thị lực hay mù hoàn toàn. Đái tháo đường cũng làm tăng nguy cơ bị các bệnh lý mắt khác như đục thủy tinh thể và glaucoma.
Biến chứng chân. Tổn thương thần kinh ở chân và giảm tưới máu chân làm tăng nguy cơ của nhiều biến chứng trên bàn chân. Nếu không được điều trị, các vết thương hay nốt phồng sẽ bị nhiễm trùng. Nếu tổn thương trầm trọng có thể phải cắt bỏ ngón chân, bàn chân hay cả chân để cứu tính mạng bệnh nhân.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh đại dịch toàn cầu

Theo thống kế cứ 10 người thì có tới 9 người mắc tiểu đường tuýp 2. Có thể nói rằng cuộc sống càng phát triển thì đồng hành với số lượng người mắc tiểu đường ngày càng nhiều đặc biệt là tiểu đường tuýp 2.
Theo các chuyên gia bệnh tiểu đường tuýp 2 hoàn toàn có thể phòng chống được bằng cách thay đổi lối sống, cách ăn uống lành mạnh cùng với thói quen rèn luyện thể dục thể thao sẽ giúp bạn tránh xa nguy cơ mắc tiểu đường.
Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 hoặc 5 ở các nước phát triển. Điều đáng lo ngại là tình trạng quản lý bệnh đái tháo đường còn chưa được chặt chẽ không chỉ ở những nước đang phát triển mà ngay cả những nước phát triển. Người ta thấy việc phát hiện số người đái tháo đường giống như phần nổi của một tảng băng.
Mặc dù là bệnh không lây nhiễm, nhưng một số loại virus có thể là thủ phạm gián tiếp gây bệnh đái tháo đường, như các virus sởi, quai bị… Bản thân các loại virus này không thể gây nên bệnh đái tháo đường nhưng nó có thể gây tổn thương tụy và làm giảm khả năng sản xuất insulin. Trước đây, nhiều người cho rằng ăn quá nhiều đường glucose thì có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, nhưng đó lại không phải là nguyên nhân. Nguyên nhân hàng đầu là giảm hoạt động thể lực và chế độ ăn giàu năng lượng, ít chất xơ. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến thừa cân, béo phì. Béo phì, đặc biệt béo bụng được xem là yếu tố đương nhiên dẫn tới kháng insulin và hội chứng rối loạn chuyển hóa và tiến tới đái tháo đường tuýp 2.
Rối loạn dung nạp glucose và suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói sẽ làm phát triển tình trạng kháng insulin, tiến tới đái tháo đường tuýp 2. Các yếu tố được coi là có nguy cơ cao khác dễ có khả năng phát triển thành bệnh đái tháo đường tuýp 2 là: 45 tuổi trở lên; người có BMI = 23 trở lên; người có người thân cận kề đã mắc bệnh đái tháo đường; phụ nữ có tiền sử sản khoa đặc biệt (thai chết lưu, sẩy thai; đái tháo đường thai kỳ; sinh con 4kg trở lên; người có tiền sử cân nặng khi sinh dưới 2,5kg); tăng huyết áp vô căn; người có tiền sử rối loạn dung tạp glucose hoặc suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói; người có bệnh mạch vành hoặc đột quỵ

Bệnh tiểu đường tuýp 2 đang là gánh nặng cho gia đình và xã hội

Chi phí cho điều trị bệnh đái tháo đường là một chi phí phức tạp, tổng hợp của nhiều yếu tố do nó phải gắn liền với giải quyết biến chứng của bệnh, đặc biệt là những người phải nằm viện thì thường các biến chứng chiếm tới 2/3 tổng chi phí điều trị. Chi phí cho quản lý sức khỏe của người mắc bệnh đái tháo đường gấp 2-4 lần người không mắc bệnh này, bao gồm cả thuốc, trang thiết bị, xét nghiệm cận lâm sàng, chi phí thường xuyên đi khám bệnh v v… Ngoài các chi phí trực tiếp thì xã hội phải gánh vác các khoản chi phí gián tiếp cho bệnh nhân đái tháo đường như chất lượng sản phẩm lao động bị giảm sút do lo lắng, nghỉ ốm, nghỉ mất sức…
Tác động của tử vong và biến chứng sớm do đái tháo đường lên sức sản xuất, chi phí tài chính và xã hội là rất lớn, bởi bệnh đái tháo đường tuýp 2 xảy ra ở độ tuổi từ 26-64 – lứa tuổi lao động chính tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho cả cộng đồng và cho mỗi gia đình.

Giải pháp phòng chống và điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2

Nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường tuýp 2 thường do béo phì, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng và ít vận động. Để phòng chống được bệnh tiểu đường tuýp 2 một cách hiệu quả nhất hãy luôn ghi nhớ công thức: Chế độ ăn uống lành lành + Tích cực vận động.
Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013
Điều trị tiểu đường type 2

Điều trị tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường xếp hàng thứ 10 là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhiều quốc gia. Theo thống kê cư 10 người mắc tiểu đường thì có tới 9 người mắc tiểu đường type 2 ( Tiểu đường type 2 chiếm tới 90 % ). Ngoài yếu tố di truyền thì nguyên nhân thừa cân, béo phì, lười vận động góp phần làm tăng tỷ lệ số người mắc phải tiểu đường type 2.

Tìm hiểu tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường type 2 về cơ bản là bệnh lý mà khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể tự kháng với insulin được sản xuất. Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh lý này. Một trong những nguyên nhân phổ biến là do: Béo phì, ăn quá nhiều chất béo, ngồi làm việc quá nhiều, uống nhiều bia rượu, người cao tuổi, người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose…
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tiểu đường type 2 có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm như: Giảm khả năng chăn gối, suy thận cấp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, mù mắt, hoại tử…

Yếu tố nguy cơ tiểu đường type 2

Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao:
-    Tuổi > 45
-    Người có BMI = 23, vòng eo > 90 cm (nam), > 80 cm (nữ)
-    Người có người thân (bố, mẹ, anh, chị, em ruột đã mắc bệnh đái tháo đường)
-    Người có tiền sử sản khoa đặc biệt (thai chết lưu, xảy thai, đái tháo đường thai nghén, sinh con to ≥ 4kg)
-    Tăng huyết áp vô căn ( ≥ 140/90 mmHg)
-    Người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết lúc đói
-    Người có bệnh mạch vành hoặc đột quỵ
-    Tăng triglyceride (mỡ) máu.
-    Chế độ ăn nhiều chất béo.
-    Uống nhiều rượu
-    Ngồi nhiều
-    Béo phì hoặc thừa cân.

Biến chứng bệnh tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính gây ra các bệnh hiểm nghèo về tim mạch vành, tai biến mạch máu não, suy thận, hoại tử chi…Dưới đây là 4 biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường type 2 có thể xảy ra nếu người bệnh ko kiểm soát tốt đường huyết của mình.

Biến chứng ở mắt của bệnh nhân tiểu đường type 2


Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương mạch máu ở võng mạc, có thể dẫn tới giảm thị lực hay mù hoàn toàn. Tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ bị các bệnh lý mắt khác như đục thủy tinh thể và glaucoma.

Biến chứng ở thận của bệnh tiểu đường type 2

Thận chứa hàng triệu búi mạch máu nhỏ có chức năng lọc chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu bạn bị tiểu ra đường, các mạch máu nhỏ trong thận của bạn có thể trở nên hư hỏng theo thời gian. Điều này ảnh hưởng đến hệ thống lọc của thận, có nghĩa là sản phẩm chất thải sẽ tích tụ trong máu của bạn, và cơ thể của bạn sẽ giữ lại nước và muối nhiều hơn (gây tăng cân và sưng phù) và cũng có thể gây ra tăng huyết áp. Cuối cùng có thể dẫn tới suy thận hay bệnh thận giai đoạn cuối không thể phục hồi được, khi đó cần phải chạy thận nhân tạo hay ghép thận .

Biến chứng ở mạch máu và tim của bệnh tiểu đường type 2

Các bệnh của các mạch máu (động mạch) là phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường. Xơ vữa động mạch (hẹp hay xơ cứng động mạch) được gây ra bởi chất béo, chất cholesterol và tạo nên các mảng bám ở thành mạch. Điều này làm cho các động mạch trở nên hẹp và xơ cứng lại. Các cục máu đông có thể hình thành, làm gián đoạn lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng như tim và não. Điều này có thể gây ra chết một phần cơ tim, gây ra một cơn đau tim (nhồi máu cơ tim) hay đột quỵ . Đôi khi một mảng bám có thể vỡ ra và đi vào dòng máu ở các nơi khác trong cơ thể, gây tắc mạch. Giữ mức cholesterol trong máu của bạn thấp và quản lý huyết áp có thể giúp ngăn chặn một cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Biến chứng ở chân của bệnh tiểu đường type 2

Tổn thương thần kinh ở chân và giảm tưới máu chân làm tăng nguy cơ của nhiều biến chứng trên bàn chân như vết thương không lành,cảm thấy tê và đau buốt bàn chân. Nếu không được điều trị, các vết thương hay nốt phồng sẽ bị nhiễm trùng. Nếu tổn thương trầm trọng có thể phải cắt bỏ ngón chân, bàn chân hay cả chân ( đoạn chi) để cứu tính mạng bệnh nhân.

Cách điều trị bệnh tiểu đường type 2

Điều trị bệnh tiểu đường type 2 đòi hỏi tuân thủ lâu dài những việc sau:
•      Theo dõi đường huyết
•      Chế độ ăn hợp lý
•      Tập thể dục thường xuyên
•      Thuốc hạ đường huyết uống hay insulin
Những bước trên nhằm giúp đưa đường huyết về gần với bình thường nhằm giúp phòng ngừa hay làm chậm biến chứng tiểu đường.
a) Theo dõi đường huyết:
Tùy theo kế hoạch điều trị, mà bạn cần xét nghiệm đường huyết một hay nhiều lần trong ngày. Theo dõi đường huyết thường xuyên là cách giúp ổn định đường huyết.Bạn phải học cách thay đổi những vấn đề sau để ổn định đường huyết:
•    Thức ăn: Ăn thức ăn gì và ăn như thế nào để tránh tăng đường huyết. Đường huyết thường cao nhất sau 1- 2 giờ sau ăn. Hãy hỏi Bác sỹ chuyên khoa Nội tiết hay chuyên gia dinh dưỡng để được giúp đở.
•   Hoạt động thể lực: Hoạt động thể lực sẽ đưa đường huyết vào trong tế bào. Hoạt động thể lực thường xuyên sẽ giúp hạ được đường huyết.
•    Thuốc: Nhiều thuốc tác động lên đường huyết, đôi khi cần thay đổi kế hoạch điều trị đái tháo đường.
•    Bệnh khác: Khi bị cảm hay bệnh khác, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều hormone làm tăng đường huyết.
•      Rượu bia: Rượu bia và những chất hòa tan trong rượu có thể gây tăng hay giảm đường huyết, tùy theo lượng rượu mà bạn uống và thức ăn
•      Stress: Khi bị Stress cơ thể sẽ đáp ứng bằng cách sản xuất nhiều hormone để chống stress, nhưng những hormone này cũng làm insulin hoạt động không hiệu quả.
b) Chế độ ăn hợp lý
Bạn không cần phải thực hiện chế độ an kiêng khem quá mức, bạn nên ăn nhiều thức ăn:
•      Rau tươi
•      Lúa mì nguyên hạt…
Những thức ăn này nhiều dinh dưỡng mà lại ít chất béo và năng lượng. Bạn cũng nên hạn chế thức ăn ngọt và những thức ăn chế biến từ bột, gạo.
Thức ăn có chỉ số đường huyết thấp: có thể rất hữu dụng. Chỉ số đường huyết là chỉ số đánh giá tốc độ thức ăn làm tăng đường trong máu.Thức ăn có chỉ số đường huyết cao sẽ làm tăng nhanh đường huyết. Những thức ăn giàu chất xơ có chỉ số đường huyết thấp
c) Hoạt động thể lực
Bất cứ ai cũng cần tập thể dục đều đặn và bệnh nhân Đái tháo đường cũng không ngoại lệ. Hỏi ý kiến Bác sỹ trước khi bắt đầu chọn môn thể thao để tập. Sau đó chọn môn thể thao mà bạn yêu thích, như là đi bộ, bơi lội… Quan trọng là tập đều đặn mỗi ngày, nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nên bắt đầu tập nhẹ rồi tăng dần cường độ tập.
Nên nhớ rằng, hoạt động thể lực sẽ giúp hạ đường huyết. Kiểm tra đường huyết trước khi tập. Bạn cũng nên ăn nhẹ trước khi tập để tránh hạ đường huyết nếu bạn đang uống thuốc hạ đường huyết hay đang chích insulin.
d) Thuốc điều trị bệnh tiểu đường và Insulin
Một số bệnh nhân tiểu đường type 2 có thể kiểm soát đường huyết chỉ bằng chế độ ăn và tập thể dục, nhưng nhiều bệnh nhân khác cần uống thuốc hay tiêm insulin để ổn định đường huyết. Uống thuốc nào là do bác sỹ quyết định dựa trên rất nhiều yếu tố để lựa chọn. Có thể phải phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau để kiểm soát đường huyết:
•      Thuốc điều trị bệnh tiểu đường: Thông thường, bệnh nhân mới được chẩn đoán sẽ được kê toa metformin (Glucophage), một thuốc giúp làm gan giảm sản xuất đường. Bác sỹ cũng sẽ khuyên thay đổi lối sống như: giãm cân,hoạt động thể lực nhiều hơn…
Cùng với metformin, những thuốc hạ đường huyết khác có thể được sử dụng để điều trị tiểu đường type 2. Một số thuốc kích thích tuyến tụy tăng sản xuất và phóng thích insulin(nhóm thuốc sulfonyureas). Nhóm acarbose sẽ ức chế men phân giải carbohydrates và làm giảm đường huyết sau ăn.Thêm vào đó, bác sỹ có thể phải kê toa aspirin liều thấp và thuốc hạ huyết áp, giãm lipid máu để giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch.
Insulin: Một số bệnh nhân tiểu đường type 2 cần điều trị bằng insulin. Vì insulin sẽ bị tiêu hóa khi uống nên insulin phải dùng bằng đường tiêm.
Các loại insulin: Insulin có nhiều loại dựa vào thời gian tác dụng của nó, bao gồm:
Insulin tác dụng nhanh,ví dụ: insulin lispro (Humalog), insulin aspart (NovoLog)
Insulin tác dụng trung bình như: Insulin N, Insulin Lent
Insulin tác dụng chậm như: insulin glargine (Lantus) and insulin detemir (Levemir).
Tùy theo mỗi bệnh nhân mà bác sỹ có thể kê toa insulin hỗn hợp để có thể kiểm soát đường huyết cả ngày.

Điều trị tiểu đường type 2 bằng thảo dược

1) Phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh tiểu đường type 2 là mướp đắng. Mướp đắng đã được chứng minh là điều trị tiểu đường rất tốt. Để có hiệu quả hơn, bệnh nhân tiểu đường nên uống nước ép của 4 hoặc 5 quả mướp đắng mỗi sáng khi chưa ăn gì.
2) Uống nước lá cây Bilva và Parijataka để điều trị tiểu đường một cách tự nhiên.
3) Lý gai Ấn Độ chứa rất nhiều vitamin C, rất quan trọng cho bệnh nhân tiểu đường. Một thìa Canh nước ép lý gai pha với 1 chén nước ép mướp đắng, sử dụng hàng ngày trong vòng 2 tháng, giúp các tế bào tiết ra hóc-môn insulin trong tuyết tụy. Hỗn hợp này giúp hạ bớt đường huyết. Đây là một phương pháp tại nhà hiệu quả khác dành cho căn bệnh này.
4) Hạt rau sam rất có ích cho bệnh nhân tiểu đường. Một thìa cà phê hạt rau sam mỗi ngày với 1 nửa cốc nước trong vòng từ 4 đến 5 tháng sẽ kích thích insulin của cơ thể và giúp chữa trị căn bệnh.
5) Bổ sung thêm trái bưởi vào trong chế độ ăn là một cách điều trị tại nhà hiệu quả khác dành cho bệnh nhân đái tháo đường.
6) Dùng 2 thìa cà phê bột cỏ ca-ri với sữa mỗi ngày.
7) Lá xoài non cũng là một phương pháp điều trị rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. Ngâm 15 gam lá xoài tươi trong 250ml nước qua đêm, và nghiền kỹ trong nước. Dung dịch này nên được sử dụng mỗi sáng để giải quyết tiểu đường giai đoạn đầu.
8) Nước ép cây sầu đâu (Margosa) cũng có hiệu quả cho bệnh nhân đái tháo đường.
Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013
Điều trị tiểu đường týp 2

Điều trị tiểu đường týp 2

Trong những năm gần đây bệnh tiểu đường gia tăng ở mức báo động, đặc biệt là bệnh tiểu đườngtype 2. Theo thống kê cứ 10 người dân thì có tới 9 người mắc phải tiểu đường type 2. Không giống như tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 hoàn toàn có thể quản lý được nếu như người bệnh biết cách kiểm soát tốt đường huyết của mình. Dưới đây là cách điều trị bệnh tiểu đường type 2 nhằm giúp người bệnh ổn định đường huyết để phòng ngừa được biến chứng tiểu đường gây ra.
Bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính dẫn tới mắc các bệnh hiểm nghèo điển hình như bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não dễ gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân tiểu đường.

Cách điều trị bệnh tiểu đường type 2 không dùng thuốc

Điều trị bệnh tiểu đường type 2 bằng chế độ ăn uống

Bạn không cần phải thực hiện chế độ an kiêng khem quá mức, bạn nên ăn nhiều thức ăn:
•      Rau tươi
•      Lúa mì nguyên hạt…
Những thức ăn này nhiều dinh dưỡng mà lại ít chất béo và năng lượng. Bạn cũng nên hạn chế thức ăn ngọt và những thức ăn chế biến từ bột, gạo.
Thức ăn có chỉ số đường huyết thấp: có thể rất hữu dụng. Chỉ số đường huyết là chỉ số đánh giá tốc độ thức ăn làm tăng đường trong máu.Thức ăn có chỉ số đường huyết cao sẽ làm tăng nhanh đường huyết. Những thức ăn giàu chất xơ có chỉ số đường huyết thấp

Điều trị bệnh tiểu đường type 2 bằng chế độ vận động thể dục

Bất cứ ai cũng cần tập thể dục đều đặn và bệnh nhân Đái tháo đường cũng không ngoại lệ. Hỏi ý kiến Bác sỹ trước khi bắt đầu chọn môn thể thao để tập. Sau đó chọn môn thể thao mà bạn yêu thích, như là đi bộ, bơi lội… Quan trọng là tập đều đặn mỗi ngày, nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nên bắt đầu tập nhẹ rồi tăng dần cường độ tập.
Nên nhớ rằng, hoạt động thể lực sẽ giúp hạ đường huyết. Kiểm tra đường huyết trước khi tập. Bạn cũng nên ăn nhẹ trước khi tập để tránh hạ đường huyết nếu bạn đang uống thuốc hạ đường huyết hay đang chích insulin.

Cách điều trị tiểu đường type 2 bằng thuốc tây



Một số bệnh nhân tiểu đường type 2 có thể kiểm soát đường huyết chỉ bằng chế độ ăn và tập thể dục, nhưng nhiều bệnh nhân khác cần uống thuốc hay tiêm insulin để ổn định đường huyết. Uống thuốc nào là do bác sỹ quyết định dựa trên rất nhiều yếu tố để lựa chọn. Có thể phải phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau để kiểm soát đường huyết:
•      Thuốc điều trị bệnh tiểu đường: Thông thường, bệnh nhân mới được chẩn đoán sẽ được kê toa metformin (Glucophage), một thuốc giúp làm gan giảm sản xuất đường. Bác sỹ cũng sẽ khuyên thay đổi lối sống như: giãm cân,hoạt động thể lực nhiều hơn…
Cùng với metformin, những thuốc hạ đường huyết khác có thể được sử dụng để điều trị tiểu đường type 2. Một số thuốc kích thích tuyến tụy tăng sản xuất và phóng thích insulin(nhóm thuốc sulfonyureas). Nhóm acarbose sẽ ức chế men phân giải carbohydrates và làm giảm đường huyết sau ăn.Thêm vào đó, bác sỹ có thể phải kê toa aspirin liều thấp và thuốc hạ huyết áp, giãm lipid máu để giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch.
Insulin: Một số bệnh nhân tiểu đường type 2 cần điều trị bằng insulin. Vì insulin sẽ bị tiêu hóa khi uống nên insulin phải dùng bằng đường tiêm.
Các loại insulin: Insulin có nhiều loại dựa vào thời gian tác dụng của nó, bao gồm:
Insulin tác dụng nhanh,ví dụ: insulin lispro (Humalog), insulin aspart (NovoLog)
Insulin tác dụng trung bình như: Insulin N, Insulin Lent
Insulin tác dụng chậm như: insulin glargine (Lantus) and insulin detemir (Levemir).
Tùy theo mỗi bệnh nhân mà bác sỹ có thể kê toa insulin hỗn hợp để có thể kiểm soát đường huyết cả ngày.

Cách điều trị bệnh tiểu đường type 2 bằng thảo dược

Dưới đây là một số cây thảo dược rất quý để điều trị chữa bệnh tiểu đường type 2 rất hiệu quả
Bạch truật: các hoạt chất atractan A, B và C trong bạch truật có tác dụng hạ đường máu. Bài thuốc gồm bạch truật 12 g, hoàng kỳ 65 g, đảng sâm 25 g, hoài sơn 15 g, phục linh 12 g. Sắc uống ngày 1 thang. Mỗi đợt điều trị 2 tháng.
Cam thảo đất: hoạt chất amellin trong cam thảo đất có thể làm giảm đường máu và các triệu chứng của bệnh đái tháo đường type2, khiến cho quá trình giảm nồng độ đường máu và nước tiểu diễn ra dần dần. Nó còn làm tăng mức dự trữ kiềm bị hạ thấp ở người bệnh nhân và giảm hàm lượng các chất tạo ceton trong máu.
Câu kỷ: có tác dụng hạ đường máu và ức chế men aldose reductose – men gây tích lũy sorbitol trong tế bào sinh ra biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường như bệnh về võng mạc, thần kinh và thận. Bài thuốc: câu kỷ 12 g, thục địa 20 g, hoài sơn 20 g, thạch hộc 12 g, mẫu đơn bì 12 g, sơn thù 8 g, rễ qua lâu 8 g, sa sâm 8 g. Sắc uống ngày 1 thang.
Hành tây: có tác dụng dự phòng sự tăng đường máu. Trên lâm sàng, những bệnh nhân được uống dịch ép hành tây đã giảm đường máu đáng kể. Bệnh nhân cần uống dịch ép hành tây, mỗi buổi sáng một thìa canh, uống liền trong 1-2 tháng sẽ có hiệu quả.
Mướp đắng: khi còn xanh, mướp đắng chứa các hoạt chất charantin, glycosid steroid, có tác dụng hạ đường máu, làm chậm sự phát triển các bệnh về võng mạc và đục thủy tinh thể và làm tăng khả năng dung nạp glucose của người bệnh. Mướp đắng còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do – một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường. Bài thuốc: dùng quả mướp đắng còn xanh, thái mỏng, phơi nắng cho khô, tán thành bột mịn. Mỗi ngày uống 12-20 g, chia làm 2-3 lần, sau bữa ăn, chiêu với nước. Sau khoảng 2 tháng, khi đường máu hạ xuống gần mức bình thường, giảm liều thuốc xuống một nửa và duy trì.
Nhân sâm: có khả năng hạ đường máu và hiệp đồng với thuốc hóa dược. Nếu dùng nhân sâm phối hợp với thuốc hóa dược thì có thể giảm bớt liều thuốc này, thời gian hạ đường máu được kéo dài hơn. Bài thuốc: nhân sâm 15 g, thiên môn 30 g, sơn thù 25 g, câu kỷ 15 g, sinh địa 15 g. Sắc riêng nhân sâm và cô thành 30 ml cao, sắc chung 4 dược liệu còn lại và cô thành 170 ml cao lỏng, trộn lẫn hai cao này. Mỗi lần uống 20 ml, ngày dùng 2-3 lần trước bữa ăn.
Sinh địa: chứa hoạt chất hạ đường máu là các glycosid iridoid A, B, C và D. Nó cũng có tác dụng làm chậm sự phát triển biến chứng đục thể thủy tinh ở mắt và giảm các triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên ở người bệnh.
Các bài thuốc liên quan:
- Sinh địa 800 g, hoàng liên 600 g. Giã sinh địa vắt lấy nước, tẩm vào hoàng liên, phơi khô rồi lại tẩm, làm như vậy cho đến hết nước sinh địa. Tán nhỏ hoàng liên, làm thành viên. Mỗi lần uống 10 g, ngày dùng 2-3 lần.
- Sinh địa, hoài sơn, phục linh, mỗi vị 15 g, sơn thù, trạch tả, ngưu tất, mỗi vị 10 g. Hạt mã đề, mẫu đơn bì, mỗi vị 6 g. Sắc uống ngày một thang.
Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013
no image

Tiểu đường tuýp 2 là gì?



Tiểu đường tuýp 2 tấn công người bệnh ở mọi lứa tuổi và các triệu chứng ban đầu rất khó phát hiện. Trong thực tế, một trong 3 người bị tiểu đường tuýp 2 không nhận thức được rằng họ đã mắc bệnh. Tình trạng mãn tính này cản trở cơ thể sử dụng các chất đường bột trong thức ăn để tạo thành năng lượng dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu tăng cao. Theo thời gian, lượng đường dư thừa này làm tăng nguy cơ bệnh tim, giảm tầm nhìn, tổn thương thần kinh và các cơ quan và các vấn đề nghiêm trọng khác.



Dấu hiệu cảnh báo
Khát nước

Những bệnh nhận Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường không có triệu chứng. Khi các triệu chứng xuất hiện thì điều đầu tiên là người bệnh sẽ gia tăng các cơn khát. Triệu chứng này thường đi kèm với cảm giác khô miệng, tăng sự thèm ăn, đi tiểu thường xuyên chẳng hạn như mỗi giờ, giảm hoặc tăng cân bất thường.
Nhức đầu

Khi lượng đường trong máu bất thường, các triệu chứng sau đó có thể bao gồm đau đầu, mờ mắt và mệt mỏi.

Nhiễm trùng

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh tiểu đường tuýp 2 không được phát hiện cho đến khi xuất hiện các triệu chứng đáng ngại về sức khỏe như:
Các vết cắt hoặc lở lâu lành
Nhiễm trùng nấm men hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu
Ngứa da, đặc biệt ở vùng bẹn
Rối loạn chức năng tình dục

Rối loạn chức năng tình dục là triệu chứng phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường có thể gây ra các tổn thương ở mạch máu và dây thần kinh ở bộ phận sinh dục, dẫn đến mất cảm giác và khó đạt đỉnh. Các biến chứng khác có thể bao gồm khô âm đạo và bất lực ở nam giới. Người ta ước tính khoảng 35% – 70% nam giới mắc bệnh tiểu đường sẽ gặp ít nhất một vài mức độ của chứng bất lực trong suốt cuộc đời của họ. Khoảng 1 trong 3 phụ nữ mắc bệnh tiểu đường sẽ phải trãi qua một số hình thức rối loạn chức năng sinh dục.

Các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát

Một số thói quen sống và điều kiện y tế có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường như:
Thừa cân, đặc biệt là ở vùng bụng
Lối sống ít vận động
Hút thuốc
Ăn nhiều thịt đỏ, các loại thịt chế biến sẵn, sữa có hàm lượng chất béo cao và đồ ngọt
Lượng cholesterol và mỡ máu bất thường ví dụ HDL – vốn được coi là một loại cholesterol có lợi cho sức khỏe – thấp hơn 35mg/dL hoặc mức triglyceride cao hơn 250mg/dL.
Các yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát
Chủng tộc hay sắc tộc gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa và người châu Á có nguy cơ mắc bệnh cao hơn mức trung bình.
Gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường như cha mẹ, hoặc chị em ruột mắc bệnh thì nguy cơ mắc bệnh cũng tăng lên.
Độ tuổi: từ 45 tuổi trở lên nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng gia tăng.
Càng có nhiều yếu tố nguy cơ, khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 càng tăng.
Các yếu tố nguy cơ đối với phụ nữ

Trong quá trình mang thai, nếu thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc sinh con nặng trên 4kg thì sẽ có nguy cơ cao phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2. Người có tiểu sử mắc hội chứng buồng trứng đa nang có thể gây ra hiện tượng kháng insulin và dẫn đến bệnh tiểu đường.
Insulin hoạt động như thế nào

Ở những người khỏe mạnh, insulin đóng vai trò chuyển hóa thức ăn thành năng lượng một cách hiệu quả. Dạ dày phân hủy carbohydrate có trong thức ăn thành đường glucose, đường glucose sau đó đi vào mạch máu, kích thích tuyến tụy tiết ra insulin với lượng phù hợp. Insulin là một loại hormone cho phép glucose di chuyển từ mạch máu vào các tế bào khắp cơ thể – nơi mà ở đó glucose sẽ được sử dụng như một nguồn năng lượng. Lượng glucose dư thừa sẽ được tích trữ trong gan.
Tiểu đường tuýp 2: những rủi ro trong trao đổi chất

Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, các tế bào không thể hấp thụ glucose do đó mức glucose trong máu sẽ tăng cao bất thường. Khi cơ thể rơi vào tình trạng kháng insulin, insulin tạo ra dư thừa nhưng lại không được cơ bắp, gan và các tế bào mỡ sử dụng hoặc không đáp ứng với insulin. Với bệnh tiểu đường tuýp 2 không được kiểm soát trong thời gian dài, lượng insulin tiết ra từ tuyến tụy sẽ bị giảm sút.
Chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2

Chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể thông qua một xét nghiệm máu đơn giản đó là xét nghiệm A1C. Xét nghiệm này cung cấp giá trị mức glucose máu trung bình trong vòng 2 – 3 tháng trước đó. Khi giá trị A1C cao hơn hoặc bằng 6.5% cho phép xác định bệnh tiểu đường. Kết quả xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói trên 126 cũng được coi là mắc bệnh tiểu đường. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân kiểm tra dung nạp glucose qua đường uống trong 2 giờ. Ở những người có các triệu chứng kinh điển của bệnh tiểu đường thường có mức glucose máu ngẫu nhiên lớn hơn 200.

Kiểm soát Bệnh tiểu đường

Chế độ ăn uống

Lượng đường trong máu có thể kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, điều này giúp làm giảm nguy cơ các biến chứng của bệnh tiểu đường. Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nên theo dõi lượng carbohydrate, tổng hàm lượng chất béo và protein tiêu thụ đồng thời giảm lượng calo dung nạp. Hãy yêu cầu các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn cho bạn một kế hoạch ăn uống lành mạnh.

Tập thể dục

Thường xuyên tập thể dục như tăng cường vận động thể lực, đi bộ có thể cải thiện tình trạng kháng insulincủa cơ thể và làm giảm đường huyết ở những người mắc Bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, vận động còn làm giảm mỡ thừa, giảm huyết áp và phòng chống bệnh tim mạch. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nên bỏ ra 30 phút tập thể dục vừa sức mỗi ngày.

Giảm căng thẳng

Căng thẳng có thể gây tăng huyết áp đồng thời làm tăng nồng độ glucose trong máu như một phần của phản ứng “chống hoặc chạy” của cơ thể – đây là một phản ứng được “cài đặt sẵn” về mặt sinh học, cho phép mỗi cá nhân có thể ứng phó với những tác nhân đe dọa từ môi trường bên ngoài. Người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống cho phù hợp để chống lại căng thẳng. Bệnh tiểu đường gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, để tránh căng thẳng hãy thực hiện các phương pháp thư giãn như hít thở sâu, thiền định. Nói chuyện với bạn bè, người thân trong gia đình hoặc các nhân viên tư vấn cũng là cách làm giảm căng thẳng. Nếu tình hình vẫn trở nên tồi tệ, bệnh nhân nên gặp bác sĩ để được tư vấn.

Thuốc uống
Khi các chế độ ăn và tập thể dục không thể kiểm soát được lượng đường máu, người bệnh có thể sử dụng thêm thuốc để hỗ trợ. Có rất nhiều loại thuốc chữa trị bệnh tiểu đường và chúng thường được sử dụng kết hợp. Một số loại thuốc tác dụng bằng cách kích thích tuyến tụy sản xuất insulin nhiều hơn hoặc nâng cao hiệu quả sử dụng insulin của cơ thể hoặc ngăn chặn cơ thể tiêu hóa tinh bột.



Insulin



Người bệnh có thể được kê toa sử dụng insulin trong điều trị hoặc sử dụng kết hợp với thuốc uống. Insulin cũng được sử dụng đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có các tế bào beta bị khiếm khuyết có nghĩa là các tế bào trong tuyến tụy không thể sản xuất insulin để đáp ứng với nồng độ đường trong máu cao. Trong trường hợp này, người bệnh phải tiêm hoặc bơm insulin hằng ngày.
Các loại thuốc tiêm không chứa insulin

Một số loại thuốc mới như Pramlintide (Symlin), exenatide (Byetta) và liraglutide (Victoza) là các loại thuốc tiêm không chứa insulin dành cho người tiểu đường tuýp 2. Trong khi insulin giúp đưa glucose từ máu vào tế bào, các loại thuốc này giúp cơ thể tăng tiết insulin nhằm kiểm soát lượng đường trong máu.
Kiểm tra đường glucose

Kiểm tra lượng đường trong máu giúp bạn kiểm soát đường huyết và có những hành động kịp thời trong kế hoạch điều trị. Thời điểm kiểm tra và số lần kiểm tra đường huyết sẽ phụ thuộc vào tình trạng kiểm soát bệnh tiểu đường, cách điều trị và người bệnh có các triệu chứng đường máu không ổn định hay không. Bệnh nhân nên gặp bác sĩ để được tư vấn về số lần đo đường huyết trong ngày. Các thử nghiệm thường được vào lúc thức dậy, trước và sau bữa ăn, trước và sau khi vận động tập thể dục, trước khi đi ngủ.

Thiết bị kiểm soát glucose liên tục có thể giúp ích cho những người bị Bệnh tiểu đường tuýp 1 hạ thấp đường huyết.

Các tổn thương lâu dài

Động mạch


Theo thời gian, bệnh tiểu đường tuýp 2 không được điều trị có thể gây tổn thương nhiều hệ thống của cơ thể. Ước tính có khoảng 2 trong số 3 người mắc bệnh tiểu đường qua đời vì bệnh tim. Bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 2 – 4 lần, xuất hiện các mảng bám trong động mạch, giảm lưu lượng máu, tăng hiện tượng máu đóng cục. Tình trạng xơ cứng động mạch này hay còn gọi là xơ vữa động mạch làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Thận

Mắc bệnh tiểu đường càng lâu, nguy cơ phát triển bệnh thận mãn tính càng lớn. Bệnh tiểu đường là nguy cơ hàng đầu gây suy thận, chiếm 44% trường hợp phát hiện bệnh trong năm 2008 tại Mỹ. Các nguy cơ biến chứng có thể giảm bằng cách kiểm soát các yếu tố nguy cơ như huyết áp và cholesterol cao. Nên tầm soát hang năm bệnh thận và sử dụng các loại thuốc làm chậm sự tiến triển của bệnh thận có thể giúp giảm nguy cơ suy thận.

Mắt

Đường huyết cao có thể gây tổn hại các mạch máu nhỏ mang oxy và chất dinh dưỡng tới võng mạc vốn là một phần quan trọng của mắt. Hiện tượng này được gọi là bệnh võng mạc do bệnh tiểu đường mà nó có thể gây tình trạng mất thị lực vĩnh viễn. Đây là nguyên nhân hàng đầu đối với các trường hợp mù lòa ở những người trong độ tuổi từ 20 đến 74 tuổi.

Tổn thương thần kinh

Theo thời gian, nếu không kiểm soát bệnh tiểu đường và lượng đường trong máu duy trì ở mức cao sẽ dẫn đến các tổn thương thần kinh. Các triệu chứng có thể bao gồm ngứa ran, tê, đau, cảm giác kim châm ở ngón tay, bàn tay, ngón chân hoặc bàn chân. Những tổn thương này không thể hồi phục nhưng các liệu pháp điều trị có thể giúp bệnh nhân giảm đau và tê. Bệnh nhân cần kiểm soát bệnh tiểu đường để tránh các tổn thương nặng hơn.

Bàn chân

Các tổn thương thần kinh do bệnh đái tháo đường gây ra làm cho người bệnh mất cảm giác ở bàn chân và khó phát hiện ra các chấn thương. Đồng thời, xơ cứng động mạch do kém lưu thông máu ở bàn chân. Vết loét và hoại tử bàn chân có thể xảy ra từ những chấn thương nhỏ. Trường hợp nặng, nhiễm trung không kiểm soát được có thể phải phẫu thuật cắt chi.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2

Điều ngạc nhiên là bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể ngăn ngừa bằng cách thay đổi điều kiện sống. Để làm giảm nguy cơ mắc bệnh, hãy làm theo các hướng dẫn dưới đây:
Ăn một chế độ ăn lành mạnh
Tập thể dục 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần
Duy trì trọng lượng khỏe mạnh
Kiểm tra tiền tiểu đường
Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013
Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không ?

Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không ?

Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không ? Bệnh tiểu đường tuýp 2 thực sự rất nguy hiểm nó đang trở thành căn bệnh đại dịch toàn cầu. Theo thống kê cứ 10 người mắc tiểu đường thì có tới 9 người bị tiểu đường tuýp 2. Đây là thực trạng rất đáng báo động về lối sống, cách ăn uống sinh hoạt không khoa học cùng với cuộc sống tĩnh tại ít vận động, béo phì tăng cao là một trong những yếu tố góp phần làm bùng phát căn bệnh này.


Bệnh tiểu đường tuýp 2 đang trở thành thách lớn cho cả cộng động

Theo cảnh báo của WDF, sự gia tăng bệnh đái tháo đường ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển là một con số khủng khiếp: 170%. Như vậy, bệnh đái tháo đường có xu hướng phát triển nhanh ở các nước đang phát triển, các nước có sự thay đổi nhanh về kinh tế, lối sống, tốc độ đô thị hóa…
Theo Hội liên hiệp đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2011 toàn thế giới có 366 triệu người mắc đái tháo đường và 280 triệu người bị tiền đái tháo đường. Dự tính tới năm 2030, con số tương đương sẽ là 552 triệu người và 398 triệu người. Trong số đó thì khoảng 90% là bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2, còn lại là người mắc đái tháo đường tuýp 1. Tuy nhiên chỉ có khoảng 6% số bệnh nhân đạt được mục tiêu điều trị. Từ đó có thể nói, đái tháo đường tuýp 2 đang trở thành một đại dịch nguy hiểm bởi sự gia tăng nhanh chóng cùng những biến chứng của bệnh gây ra tình trạng ốm đau kéo dài, tử vong sớm… đang trở thành thách thức lớn cho tất cả cộng đồng.

Tại sao gọi tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh đại dịch toàn cầu

Theo thống kế cứ 10 người thì có tới 9 người mắc tiểu đường tuýp 2. Có thể nói rằng cuộc sống càng phát triển thì đồng hành với số lượng người mắc tiểu đường ngày càng nhiều đặc biệt là tiểu đường tuýp 2.
Theo các chuyên gia bệnh tiểu đường tuýp 2 hoàn toàn có thể phòng chống được bằng cách thay đổi lối sống, cách ăn uống lành mạnh cùng với thói quen rèn luyện thể dục thể thao sẽ giúp bạn tránh xa nguy cơ mắc tiểu đường.
Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 hoặc 5 ở các nước phát triển. Điều đáng lo ngại là tình trạng quản lý bệnh đái tháo đường còn chưa được chặt chẽ không chỉ ở những nước đang phát triển mà ngay cả những nước phát triển. Người ta thấy việc phát hiện số người đái tháo đường giống như phần nổi của một tảng băng.
Mặc dù là bệnh không lây nhiễm, nhưng một số loại virus có thể là thủ phạm gián tiếp gây bệnh đái tháo đường, như các virus sởi, quai bị… Bản thân các loại virus này không thể gây nên bệnh đái tháo đường nhưng nó có thể gây tổn thương tụy và làm giảm khả năng sản xuất insulin. Trước đây, nhiều người cho rằng ăn quá nhiều đường glucose thì có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, nhưng đó lại không phải là nguyên nhân. Nguyên nhân hàng đầu là giảm hoạt động thể lực và chế độ ăn giàu năng lượng, ít chất xơ. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến thừa cân, béo phì. Béo phì, đặc biệt béo bụng được xem là yếu tố đương nhiên dẫn tới kháng insulin và hội chứng rối loạn chuyển hóa và tiến tới đái tháo đường tuýp 2.
Rối loạn dung nạp glucose và suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói sẽ làm phát triển tình trạng kháng insulin, tiến tới đái tháo đường tuýp 2. Các yếu tố được coi là có nguy cơ cao khác dễ có khả năng phát triển thành bệnh đái tháo đường tuýp 2 là: 45 tuổi trở lên; người có BMI = 23 trở lên; người có người thân cận kề đã mắc bệnh đái tháo đường; phụ nữ có tiền sử sản khoa đặc biệt (thai chết lưu, sẩy thai; đái tháo đường thai kỳ; sinh con 4kg trở lên; người có tiền sử cân nặng khi sinh dưới 2,5kg); tăng huyết áp vô căn; người có tiền sử rối loạn dung tạp glucose hoặc suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói; người có bệnh mạch vành hoặc đột quỵ

Bệnh tiểu đường đang là gánh nặng cho gia đình và xã hội

Chi phí cho điều trị bệnh đái tháo đường là một chi phí phức tạp, tổng hợp của nhiều yếu tố do nó phải gắn liền với giải quyết biến chứng của bệnh, đặc biệt là những người phải nằm viện thì thường các biến chứng chiếm tới 2/3 tổng chi phí điều trị. Chi phí cho quản lý sức khỏe của người mắc bệnh đái tháo đường gấp 2-4 lần người không mắc bệnh này, bao gồm cả thuốc, trang thiết bị, xét nghiệm cận lâm sàng, chi phí thường xuyên đi khám bệnh v v… Ngoài các chi phí trực tiếp thì xã hội phải gánh vác các khoản chi phí gián tiếp cho bệnh nhân đái tháo đường như chất lượng sản phẩm lao động bị giảm sút do lo lắng, nghỉ ốm, nghỉ mất sức…
Tác động của tử vong và biến chứng sớm do đái tháo đường lên sức sản xuất, chi phí tài chính và xã hội là rất lớn, bởi bệnh đái tháo đường tuýp 2 xảy ra ở độ tuổi từ 26-64 – lứa tuổi lao động chính tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho cả cộng đồng và cho mỗi gia đình.

Giải pháp phòng chống và điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2

Nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường tuýp 2 thường do béo phì, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng và ít vận động. Để phòng chống được bệnh tiểu đường tuýp 2 một cách hiệu quả nhất hãy luôn ghi nhớ công thức: Chế độ ăn uống lành lành + Tích cực vận động.
Tin vui cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có tới 85% bệnh nhân được chữa khỏi hoàn toàn bằng cách kết hợp giữa các bài tập thể dục, chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với bài thuốc nam chữa bệnh tiểu đường từ các loại thảo dược tự nhiên.
Ngoài ra trong điều trị bệnh tiểu đường typ 2 người bệnh nên kết hợp với các loại thảo dược như mướp đắng, giảo cổ lam đây là một trong những loại thảo dược trị tiểu đường tuýp 2 rất tốt.
Copyright © 2014 All Right Reserved
Designed by