Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012
Điều trị tiểu đường bằng các loại thảo dược

Điều trị tiểu đường bằng các loại thảo dược

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh phát triển rất nhanh. Phương pháp điều trị cho bệnh tiểu đường đang được phẫu thuật trong nhiều lĩnh vực y học khác nhau. Một vài trong số các phương pháp điều trị này đã được chứng minh là có tiềm năng lớn và một trong số đó là điều trị bằng thảo dược. Điều trị bằng thảo dược có thể giải quyết rất nhiều mặt của căn bệnh tiểu đường.


Lá cây ca-ri

Ăn từ 8 đến 10 lá cây ca-ri vào buổi sáng trong vòng khoảng 3 tháng.

Loại lá cây này có thể làm chậm căn bệnh đái tháo đường do gen. Nhờ vào đặc tính giảm cân của nó, lá cây ca-ri cũng phòng căn bệnh này do béo phì. Khi cân nặng được giảm, bệnh nhân tiểu đường dừng đi tiểu ra glu-cô-zơ.

Hạt cỏ cari

Dùng 2 thìa cà phê đầy hạt cỏ cari (dạng bột) mỗi ngày vào buổi sáng, có thể dùng kèm với sữa. Một cách khác để sử dụng là ngâm từ 10-12 hạt trong nước qua đêm và uống nước vào sáng hôm sau. Hạt cỏ cari thậm chí có thể giúp kiểm soát nồng độ đường huyết vô cùng cao.

Madhuca

Sắc vỏ cây Madhuca có thể điều trị bệnh tiểu đường bởi nó giúp làm giảm nồng độ đường huyết.

Tỏi

Nuốt một nhánh tỏi mỗi ngày vào buổi sáng. Các thành phần cấu thành lên tỏi đã được chứng minh một cách khoa học là có tác dụng làm giảm độ đường huyết.

Các loại thảo dược đóng một vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát và thậm chí chữa khỏi tiểu đường.

Các loại thảo dược trên nếu như được sử dụng một cách phù hợp sẽ cho các kết quả rất tốt và đảm bảo. Xem chi tiết bài thuốc gia truyền cổ phương chữa khỏi hẳn bệnh tiểu đường sau 1-2 tháng điều trị.
Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012
Dễ bị bệnh tiểu đường nếu ăn nhiều

Dễ bị bệnh tiểu đường nếu ăn nhiều

Kết quả một nghiên cứu mới đây do các nhà khoa học Mỹ công bố, được đăng tải trên mạng trực tuyến Couriermail, cho thấy những người ăn các món cơm thường xuyên có nguy cơ tiểu đường tuýp 2 cao hơn các thực phẩm tinh bột khác.


Theo nghiên cứu trên, những người ăn ít nhất năm bữa cơm một tuần sẽ có thêm 17% nguy cơ mắc tiểu đường hơn những người ăn cùng con số trên trong vòng một tháng.

Đồng thời, các nhà khoa học thuộc Đại học Havard, Mỹ đã kiểm tra dữ liệu từ 197.000 người trưởng thành ở độ tuổi trên 22 cho thấy nếu những ai ăn một hoặc hai bữa gạo nâu trong vòng một tuần sẽ giảm được 11% nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.

Theo các chuyên gia y tế, những bệnh nhân mắc tiểu đường thường có lượng đường trong máu cao hơn người thường và như vậy cơ thể họ sẽ dần không còn khả năng sản sinh ra insulin để "phá hủy" lượng đường dư thừa và biến chúng thành glucose, vốn được chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể.

Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu Qi Sun cho biết nếu mọi người thay thế ăn các món cơm ngon bằng các thực phẩm tinh bột khác như gạo nâu sẽ có thể hỗ trợ giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2. Ông đánh giá, hiện nay một số quốc gia châu Á đang dần ăn ít ăn món cơm hơn thì tại Mỹ, số lượng người ăn các món cơm tăng lên đáng kể mà trong đó lượng gạo trắng tiêu thụ chiếm tới hơn 70% trên thị trường nước này.

Theo khuyến cáo, việc thay thế bữa ăn hàng ngày từ gạo trắng bằng gạo nâu có thể giảm nguy cơ tiểu đường xuống 16%, trong khi đó thay thế bằng lúa mạch hoặc bột mì có thể giảm nguy cơ nhiều hơn, 36%. Xét từ góc độ sức khỏe cộng đồng, theo ông Qi Sun, gạo trắng thường có lượng carbohydrates cao và đây là món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người dân châu Á và kết quả nghiên cứu trên chắc chắn sẽ tác động rất lớn tới thói quen ăn uống của người dân khu vực này.

Gạo trắng thường bị "mất" phần lớn lượng cám và phôi, vốn là những thành phần chính tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể, trong khi đó gạo nâu vẫn giữ lại được những thành phần này và đây là chất xúc tác quan trọng nhằm tăng cường lượng khoáng chất, chất xơ, vitamin, nhưng quan trọng hơn nó sẽ không tác động tiêu cực tới lượng đường trong máu như gạo trắng.
Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tiểu đường

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường ngày nay đã không còn xa lạ với chúng ta. Không những phổ biến mà số bệnh nhân mắc bệnh này trong những năm gần đây cũng tăng lên rõ rệt. Ngoại trừ nguyên nhân do gen di truyền, một số yếu tố từ thói quen ăn uống, sinh hoạt của chúng ta cũng có thể góp phần khiến chúng ta vô tình mắc bệnh tiểu đường mà không biết.
Tiểu đường có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như suy thận, mù lòa và nguy cơ bệnh tim, đột quỵ Nhưng có tới 27% những người có bệnh tiểu đường mà không biết là mình bị bệnh.
Những dấu hiệu sớm nhận biết bệnh tiểu đường type 2:
- Khát nước và đi tiểu thường xuyên: Khi lượng đường dư thừa tích tụ trong máu của bạn, chất lỏng được thu về từ các mô. Điều này có thể khiến bạn khát nước. Kết quả là, bạn có thể uống nước và đi tiểu nhiều hơn bình thường.
- Liên tục cảm thấy đói: Nếu không có đủ insulin để chuyển đường vào các tế bào của bạn, cơ bắp và các cơ quan của bạn trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên đói dữ dội. 
- Giảm cân: Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm đói, nhưng bạn vẫn có thể giảm cân. Nếu không có khả năng tiêu thụ đường (glucose), cơ thể sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong cơ và chất béo. Năng lượng bị mất là glucose dư thừa được bài tiết vào trong nước tiểu.


Một số yếu tố từ thói quen ăn uống, sinh hoạt của chúng ta cũng có thể góp phần khiến chúng ta vô tình mắc bệnh tiểu đường mà không biết. (Ảnh minh họa).
- Mệt mỏi: Nếu tế bào cơ thể của bạn bị thiếu chất đường, bạn có thể trở nên mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.
- Mờ mắt: Nếu lượng đường trong máu của bạn quá cao, chất lỏng có thể được kéo từ các tròng mắt của bạn. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và nhìn rõ của mắt. Vậy nên người bệnh bị tiểu đường thường có cảm giác nhìn mờ, không rõ.
- Vết thương lâu lành: Người bị bệnh tiểu đường thì cũng dễ bị các vết thương lở loét, nhiễm trùng thường xuyên. Và các vết thương này cũng lâu lành hơn bình thường bởi bệnh tiểu đường type 2 ảnh hưởng đến khả năng chữa lành vết thương và chống lại nhiễm trùng của cơ thể.
- Da sẫm màu: Một số người bị bệnh tiểu đường type 2 có các mảng da sẫm mà, nhất là ở những vùng da bị gấp nhiều, ví dụ như ở nách và cổ. Tình trạng này, được gọi là acanthosis nigricans, có thể là một dấu hiệu của kháng insulin
Tuy nhiên, cũng có một tin vui là, có những cách có thể ngăn chặn hoặc trì hoãn sự bắt đầu của bệnh tiểu đường type 2. Vậy làm sao để làm được điều đó:
1. Tham gia các hoạt động thể chất hàng ngày: Tập thể dục cải thiện hoạt động của insulin, di chuyển glucose vào máu và vào các mô mà nó có thể được sử dụng để tạo thành năng lượng.
2. Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh: Nếu bạn đang thừa cân, tăng cân nhiều hơn số cân bị sụt, thì nguy cơ bị bệnh tiểu đường của bạn cũng thấp hơn. Lúc này, nên nói chuyện với các bác sĩ để có thể duy trì được trọng lượng tối ưu so với cơ thể và sức khỏe của mình.
3. Ăn một chế độ ăn uống ít carbohydrate tinh chế: Và kết hợp trái cây tươi, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các chất béo không bão hòa đơn (như dầu ô liu) vào chế độ ăn uống của bạn.
4. Theo dõi sức khỏe của bạn: Nhận kiểm tra thường xuyên huyết áp, cholesterol và chất béo trung tính, và tìm cách điều trị nếu cần thiết.
Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012
5 cách tự nhiên điều trị tiểu đường

5 cách tự nhiên điều trị tiểu đường

Điều trị bệnh tiểu đường với các phương pháp tự nhiên được rất nhiều người ưa chuộng. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thường là do các thói quen sống và sinh hoạt hàng ngày, vì thế việc điều trị căn bệnh này bằng các phương pháp tự nhiên là rất phù hợp.




    1. Giấm

    Sử dụng giấm bằng cách ăn kèm vở salad hoặc uống trực tiếp trước bữa ăn có thể giúp sự thay đổi insulin đột ngột. Theo nghiên cứu, chỉ 2 thìa canh giấm là đủ. Bệnh nhân sẽ bị ít hoặc không biến đổi insulin đột ngột hoặc glucoze sau khi ăn.

    2. Không uống nước ngọt

    Nước ngọt tăng nguy cơ bị tiểu đường lên tới 85% đối với phụ nữ. Ngoài ra, nước ngọt còn khiến bạn béo phì.

    3. Không ăn thức ăn nhanh

    Một nghiên cứu đã khám phá ra rằng những người chỉ ăn thức ăn nhanh 2 lần một tuần tăng gấp đôi nguy cơ bị tiểu đường so với người không ăn. Ngoài ra, thức ăn nhanh chứa rất nhiều hóa chất độc hại cho cơ thể.

    4. Ăn bưởi

    Bưởi đã được chứng minh là giúp giảm cân và do đó giảm nguy cơ bị tiểu đường. Bạn giảm được càng nhiều cân, nguy cơ bạn bị hoặc duy trì bệnh tiểu đường càng thấp.

    5. Quế

    Một loại thảo dược có mùi hương rất tuyệt. Các nghiên cứu đã cho thấy quế có thể thay thế insulin. Tuy nhiên, không nên sử dụng quế cùng với đường. Người bị tiểu đường không nên sử dụng đường là tốt nhất, có thể sử dụng chất thảo mộc ngọt Stevia thay đường.
    Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012
    6 loại thực vật bổ dưỡng trị tiểu đường

    6 loại thực vật bổ dưỡng trị tiểu đường

    Ăn chay có thể là một lựa chọn tốt cho bệnh nhân tiểu đường và chế độ ăn chay cũng có khá nhiều dạng. Một chế độ ăn chay dựa trên trái cây, rau xanh, ngũ cốc, đậu, đỗ, lạc và các loại hạt. Các loại thực phẩm chay có hàm lượng chất béo, calo và cholesterol rất thấp. Giảm sử dụng các các thực phẩm từ động vật cung cấp một số lợi ích cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường.



     Người ăn chay ít có khả năng bị béo phì, nồng độ cholesterol cao hoặc huyết áp cao. Họ cũng có ít nguy cơ bị các bệnh về tim mạch và ung thư. Nếu như bạn bị tiểu đường tuýp 1, theo một chế độ ăn chay có thể giúp bạn sử dụng ít insulin hơn. Nếu như bạn bị tiểu đường tuýp 2, ăn chay giúp bạn giảm cân và cải thiện khả năng kiểm soát glucozo trong máu.

    Các loại thực vật nói chung là rất tốt cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường nhưng có một số loại rau giúp phục hồi chức năng tuyến tụy do đó kiểm soát được nồng độ glucozo trong máu. Sau đây là một số đó:

    Mướp đắng

    Mướp đắng được coi như là một loại dược phẩm rất tốt dành cho bệnh nhân bị tiểu đường.

    Mướp đắng rất giàu các vitamin cần thiết và muối khoáng như vitamin B1, vitamin B2, vitamin C và sắt rất cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra nó còn tăng khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể.

    Đậu Bengal

    Các thí nghiệm đã chứng minh rằng chiết xuất của nước đậu xanh Bengal tăng khả năng sử dụng glucozo không chỉ cho các bệnh nhân tiểu đường mà còn cho cả người bình thường.

    Lạc

    Bằng cách ăn lạc hàng ngày, bệnh nhân tiểu đường có thể phòng tránh được không chỉ là thiếu dinh dưỡng, mà còn giúp ngăn chặn được sự phát triển của các biến chứng về mạch máu.

    Rau diếp, đậu nành và cà chua

    Rau diếp, đậu nành, cà chua cũng có tác dụng tốt.

    Vậy khi bạn chuẩn bị nấu ăn, một điều quan trọng là phải thêm các loại thực phẩm này vào khi nấu. Chúng sẽ không chỉ cải thiện nồng độ glucozo mà còn rất tốt cho sức khỏe chung của bạn.
    Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012
    Điều trị bệnh tiểu đường bằng các phương pháp tự nhiên

    Điều trị bệnh tiểu đường bằng các phương pháp tự nhiên

    Trước kia, nếu như tôi bị mắc phải vấn đề nào đó về sức khỏe, tôi sẽ tìm kiếm một phương pháp để loại bỏ nó càng nhanh càng tốt. Và thông thường sử dụng một số loại thuốc để giảm đau hoặc các triệu chứng khác. Có thể bạn cũng đã thường làm theo thói quen này giống như tôi.


    Tôi vẫn đang tìm kiếm phương pháp giải quyết ốm đau, bệnh tật một cách nhanh chóng, nhưng tôi sử dụng các phương pháp tự nhiên. Và tôi cũng làm như vậy với bệnh tiểu đường. Tôi bị nồng độ đường huyết cao nhưng nhờ các phương pháp tự nhiên điều trị tiểu đường, tôi có khả năng giảm cả nồng độ đường huyết cũng như hê-mô-glô-bin A1C. Đối với tôi, đây là con đường duy nhất để làm điều này.

    Sau đây là một số cách điều trị tiểu đường tự nhiên:

    Nhân sâm


    Nhân sâm là một loại thảo dược rất quý và có thể được sử dụng để điều trị tiểu đường. Nhân sâm đã được cho thấy là tăng khả năng giải phóng insulin từ tuyến tụy và tăng khả năng nhận cảm insulin. Ngoài ra, nhân sâm cũng có tác dụng làm giảm đường huyết trực tiếp. Một nghiên cứu gần đây cho thấy sử dụng 200mg chiết xuất nhân sâm mỗi ngày cải thiện được khả năng kiểm soát đường huyết cũng như mức năng lượng ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.


    Giáng hương quả to

    Loại cây này này thường được sử dụng ở Ấn Độ như là một phương pháp điều trị tự nhiên cho tiểu đường. Chất flavonoid và epicatechin chiết xuất từ vỏ cây giáng hương đã được thí nghiệm với chuột là có tác dụng ngăn ngừa tổn hại một loại tế bào bê-ta. Cả epicatechin và chiết xuất rượu thô của giáng hương quả to đều có tác dụng phục hồi chức năng của tế bào bê-ta tuyến tụy. Không có loại thuốc hoặc phương pháp điều trị tự nhiên nào khác có thể làm được điều này.

    Dây thìa canh


    Loại cây này giúp hỗ trợ tuyến tụy sản suất ra insulin trong tiểu đường tuýp 2 nên là một phương pháp điều trị tự nhiên khá tốt cho căn bệnh này. Dây thìa canh cũng cải thiện khả năng giảm đường huyết của insulin trong cả tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Nó làm giảm cảm giác thèm ngọt. Loại thảo dược này có thể là một thay thế tuyệt vời cho các loại thuốc uống giảm đường huyết cho tiểu đường tuýp 2.


    Cỏ cari

    Các thí nghiệm và nghiên cứu y học đã chứng minh được rằng đặc tính chống tiểu đường của hạt cỏ cari. Thành phần trong cỏ cari đem lại đặc tính chống tiểu đường là trong phần bị khử mỡ của hạt bao gồm alkaloid trogonelline, axit nicotinic và coumarin.

    Hành và tỏi

    Đây là 2 loại gia vị và cũng là thảo dược dễ tìm kiếm để điều trị tiểu đường một cách tự nhiên. Hành và tỏi rất có hiệu quả trong việc giảm độ đường huyết.

    Tác dụng này cũng giống trong chiết xuất sống và chín của hành. Hành ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa glucose của gan và kích thích tiết ra insulin, ngăn ngừa phá hủy insulin.

    Tinh chất chiết suất từ hành có tác dụng giảm nồng độ đường huyết. Tinh chất hành sử dụng càng nhiều, kết quả thu được càng cao. Ngoài ra cũng có các ảnh hưởng có lợi được tìm thấy trong chiết suất hành chỉ với mức độ sử dụng thấp. Hành sống hoặc chín không có sự khác biệt trong kết quả thu được. Hành ảnh ưởng đến khả năng chuyển hóa của glucozo của gan và tăng cường giải phóng insulin.

    Lá cây việt quất

    Cây việt quất làm tăng độ chắc chắn của mao mạch, ngăn ngừa tổn hại và nâng cao chất lượng của hệ thống mạch máu. Ở Châu Âu, nó được sử dụng như là một chất chống xuất huyết trong quá trình điều trị các bệnh về mắt bao gồm cả bệnh màng lưới do tiểu đường. Hỗn hợp lá cây việt quất có một lịch sử lâu dài trong việc sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường.

    Quả việt quất


    Quả việt quất cũng có thể giảm nguy cơ bị các biến chứng phức tạp của tiểu đường như đục thủy tinh thể và bệnh màng lưới.


    Bạch quả

    Tinh chất chiết suất từ cây bạch quả cũng đã chứng minh tính hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị rối loạn thần kinh trong giai đoạn đầu do tiểu đường.

    Quế


    Quế có thể giúp nâng nâng cao hiệu quả của insulin lên 3 lần.

    Lợi ích của việc sử dụng các phương pháp điều trị tự nhiên dành cho bệnh tiểu đường so với việc sử dụng thuốc là rất nhiều. Thứ nhất là chúng rất an toàn để sử dụng, loại bỏ được vấn đề mà không gây ra các tác dụng phụ. Việc sử dụng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ và các tác dụng phụ này lại cần đến các loại thuốc khác, như một vòng luẩn quẩn không bao giờ chấm dứt.

    Bạn có thể thử nghiệm với các phương pháp tự nhiên này để tìm ra giải pháp tốt nhất cho mình. Tôi đã thành công trong việc sử dụng một số loại thảo dược này. Hy vọng bạn cũng vậy.
    Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012
    7 thực phẩm trị tiểu đường vĩnh viễn

    7 thực phẩm trị tiểu đường vĩnh viễn

    Bệnh tiểu đường không xảy ra chỉ ngay sau một đêm khi bạn ngủ dậy mà nó là hậu quả của sự tích lũy của các thói quen, phong cách sống như ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, carbohydrate tinh luyện, đường, không vận động và tập luyện, môi trường căng thẳng, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn và các nhân tố ô nhiễm môi trường.



    Vì thế, việc chữa trị bệnh tiểu đường cũng không thể chỉ qua một đêm là có thể khỏi ngay lập tức. Không có một loại thần dược, thuốc tiên hay bùa chú nào có thể làm được điều này.

    Tuy nhiên phương pháp điều trị lâu dài cho căn bệnh này ở khắp nơi xung quanh chúng ta. Nó là một hoạt động bạn phải làm mỗi ngày để sống! Đó là ăn. Chúng ta đang nói về thực phẩm, những loại thực phẩm thực sự tốt.

    Vì thế, tôi muốn chia sẻ với các bạn 7 loại thực phẩm sẽ chữa trị vĩnh viễn căn bệnh tiểu đường mà bạn đang mắc phải nếu như bạn ăn chúng một cách tự nhiên và lâu dài:

    1. Quả bơ

    Hay cũng gọi là quả lê tàu, có màu xanh đậm và được biết đến như là một thực phẩm “béo”. Tuy nhiên, chất béo trong trái bơ là chất béo tốt và rất cần thiết thể nâng cao độ nhạy cảm insulin.

    Trái bơ cũng chứa nhiều axit flic, vitamin C, kali và vitamin E (rất cần thiết cho giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch và tổn thương dây thần kinh). Ngoài ra, quả bơ cũng rất giàu chất xơ khiến nó trở thành một trong những thực phẩm tốt nhất dành cho bệnh nhân tiểu đường.

    2. Cây bông cải xanh

    Mặc dù không thực hiện nghiên cứu nào về tiểu đường, từ rất lâu các bà mẹ đã biết bông cải xanh là tốt cho bạn nhưng trong trường hợp bạn không thực sự tin vào những gì mẹ đã từng nói với bạn, các nghiên cứu khoa học đã hỗ trợ cho họ.

    Bông cải xanh có tất cả các đặc tính tuyệt vời có thể giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn. Nó chứa rất nhiều chất chống oxi hóa, các loại vitamin và muối khoáng và chất xơ nhưng lại rất ít calo.

    Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng ăn bông cải xanh có thể làm đảo nghịch tác hại gây ra bởi tiểu đường đến mạch máu do nó kích thích sản sinh ra enzym giúp bảo vệ mạch máu và giảm các phân tử gây tổn hại tế bào.

    3. Cá hồi

    Loại cá béo sống trong môi trường nước lạnh này không chỉ ngon miệng cho dù bạn nấu hay nướng, hun khói, hay thậm chí ăn sống, nó còn là một nguồn tuyệt vời cung cấp protein, axit béo omega-3 rất cần thiết cho độ nhạy cảm insulin.

    Axit béo omega-3 cũng có tác dụng chống viêm và đảm bảo cho khớp được khỏe mạnh và được bôi trơn. Cá hồi cũng chứa nhiều vitamin B và D giúp ngăn ngừa viêm, tổn hại mạch máu và các biến chứng do bệnh tiểu đường như các vấn đề về tim.

    4. Quả hạnh


    Quả hạnh có chỉ số đường huyết thấp, tức là chúng không làm tăng nhiều lượng đường trong máu. Ngoài ra, quả hanhj cũng giúp giảm sự tăng lên của đường huyết sau bữa ăn.


    Loại thực phẩm này có chứa nhiều calo, chất béo tốt, đạm và chất xơ, chúng khiến bạn cảm thấy no nhanh và là một loại thực phẩm lý tưởng để ăn vặt. Mặc dù có hàm lượng chất béo khá lớn nhưng quả hạnh có thể giúp bạn giảm cân. Ngoài ra, quả hạnh cũng có chứa nhiều vitamin E, omega 3, omega 6, canxi, ma-giê và kẽm.

    5. Hành


    Hành có chứa vitamin C, vitamin H và crôm. Crôm là một loại chất khoáng giúp các tế bào phản ứng với insulin do đó giúp kiểm soát glucose trong máu.


    Hành là nguồn giàu chất quercitin nhất – một chất chống oxi hóa (cũng có trong hẹ tây, hành vàng và hành đỏ nhưng không có trong hành trắng), có liên hệ chặt chẽ với ngăn ngừa ung thư dạ dày.

    Cũng gần giống như tỏi đối với ma cà rồng, chất quercitin giúp xua đuổi căn bệnh tiểu đường đi thật xa! Quercitin trong hành cũng làm giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, ngăn ngừa tụ máu, chống hen suyễn, viêm phế quản, sốt mùa hè và nhiễm trùng.

    6. Rau bi-na


    Loại rau lá xanh này cung cấp vitamin K, vitamin A, ma-giê, axit folic, mangan, sắt, canxi, vitamin C, vitamin B2, kali, và vitamin B6. Nó là một nguồn protein, phốt-pho, vitamin E, kẽm, chất xơ và đồng rất tốt.

    Ngoài ra, rau bi-na cũng là một nguồn rất tốt cung cấp xê-len, niacin, axit béo omega-3.

    7. Trứng gà ta


    Trứng cho đến thời điểm này là loại thực phẩm toàn diện nhất mà mọi người có thể ăn. Nếu như bạn bị đói, chỉ cần ăn 2 quả trứng là có thể cung cấp rất nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau mà hầu hết các thực phẩm không thể có được.


    Trứng là một nguồn rất tốt cung cấp protein. Ngoài ra, trứng cũng chứa rất nhiều vitamin bao gồm vitamin A, kali, và nhiều vitamin B như axit folic, cô-lin và biotin.

    Rất nhiều trong số các chất này rất cần thiết cho sức khỏe của dây thần kinh và não bộ. Qua nhiều năm, tất cả các loại chất béo đều trở thành kẻ thù chung của cộng đồng, do làm tăng nguy cơ bị bệnh tim. Trứng không còn được ưa chuộng nữa và mọi người chuyển sang sử dụng lòng trắng trứng như giải pháp thay thế. Trên thực tế, lòng đỏ trứng là nơi chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng nhất.

    Vì thế, hãy lựa chọn trứng gà ta (gà không nuôi công nghiệp) trong đó gà mái không được nuôi với các loại chất công nghiệp gây biến đổi gien.

    Bạn có thể thấy, tiểu đường là một căn bệnh liên quan mật thiết đến các chất dinh dưỡng và những gì thực sự xảy ra trong cơ thể bạn là tiểu đường sẽ hút các chất dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng thông qua việc đi tiểu thường xuyên để đẩy lượng đường quá mức trong máu.

    Các loại thực phẩm trên cũng rất tốt cho sức khỏe chung của cơ thể. Các thực phẩm chống viêm, không axit này rất giàu dinh dưỡng với chìa khóa là các vitamin và chất khoáng giúp chống lại oxi hóa, choletrol, huyết áp cao, giúp bôi trơn và cải thiện sức khỏe các khớp, nhạy bén đầu óc và trí nhớ, cuối cùng là khả năng trao đổi chất.
    Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012
    12 bí quyết điều trị bệnh tiểu đường

    12 bí quyết điều trị bệnh tiểu đường

    Để điều trị bệnh tiểu đường một cách tự nhiên, bạn phải giảm sử dụng đường, fructozo , bánh mỳ trắng, và các loại đồ ngọt như bánh ngọt, nước ngọt, kẹo... Bệnh tiểu đường cũng có thể được chữa trị mà không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Có rất nhiều phương pháp tự nhiên khác nhau để đề phòng bệnh tiểu đường mà không cần tới sự trợ giúp của bất kỳ dược phẩm nào, bao gồm:



    1. Nước ép của các loại rau quả như chanh hoặc bầu, quả roi, cà chua, cà rốt, cải bắp, rau bi-na, dưa chuột và đậu tây, giúp giảm độ đường huyết rất tốt vì chúng có đặc tính chống tiểu đường.

    2. Sử dụng quế ngâm giảm độ đường huyết và do đó sẽ phòng ngừa được tiểu đường.

    3. Sử dụng tỏi sống hàng ngày cũng giúp kiểm soát độ đường huyết đến một mức độ nào đó.

    4. Bạn cũng có thể ăn sô-cô-la đen có chứa hàn lượng ca cao lớn vì chúng có các chất chống oxi hóa. Cố gắng tránh sô-cô-la sữa.

    5. Tập thể dục thường xuyên và tập Yoga, ngồi thiền cũng đã chứng minh có nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường vì tập thể dục có thể tăng cường tuần hoàn máu và giảm độ đường huyết trong khi Yoga và ngồi thiền giúp chống lại stress. Yoga cũng là một trong những bài tập rất có tác dụng giúp các gia đình tránh xa bệnh hiếm muộn

    6. Các thực phẩm đa dinh dưỡng như quả hạch nên được thêm vào trong chế độ ăn hàng ngày vì chúng có rất nhiều magiê. Tuy nhiên đừng nên ăn quá nhiều.

    7. Bằng cách tạo lập thói quen ăn uống phù hợp cùng với tập thể dục thể thao đều đặn, bạn có thể đảo ngược được căn bệnh. Nhai thức ăn một cách thích hợp ít nhất 15 lần để kiểm soát căn bệnh. Bạn nên có một chế độ dinh dưỡng cân bằng phù hợp, không bỏ bữa. Ăn từ 5 – 6 bữa nhỏ mỗi ngày và bao gồm một số thành phần protein trong các bữa ăn để duy trì cơ bắp và năng lượng. Cũng nên sử dụng các viên vitamin chất lượng cao và viên bổ sung chất khoáng.

    8. Thực hiện các bài tập rèn luyện sức mạnh cơ bắp. Các bài tập tăng sức khỏe cho tim như đi bộ, đạp xe, leo cầu thang... giúp bạn giảm cân và đốt mỡ.

    9. Bơi lội là một môn thể thao rất tốt cho người bị tiểu đường.

    10. Các loại thực phẩm xanh như lúa mạch, cỏ linh lăng... cũng giúp điều trị căn bệnh.

    11. Tinh dầu chuối hoặc trà chuối giúp điều trị tiểu đường rất tốt.

    12. Ngủ ít nhất 7-8 tiếng mỗi ngày giúp giảm stress và rất có lợi cho người bị tiểu đường.
    Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012
    Chẩn đoán đái tháo đường dạng 1

    Chẩn đoán đái tháo đường dạng 1

    Bệnh đái tháo đường được chẩn đoán với một trong những xét nghiệm máu sau đây: 

    Đường huyết đói: cao hơn 126 mg / dl trên hai lần xét nghiệm khác nhau.

    Đường huyết ngẫu nhiên: cao hơn 200 mg / dl, và bệnh nhân có các triệu chứng như khát, tiểu nhiều, và sụt cân không giải thích được.


    Test dung nạp Glucose: Đường huyết sau 2 giờ sau uống 75g Glucose cao hơn là 200 mg / dl.

    Xét nghiệm Ketone cũng được sử dụng trong chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 1. Ketones được sản xuất từ quá trình ly giải mỡ và cơ bắp. Ketone tăng cao là dấu hiệu xấu. Xét nghiệm Ketone nên được thực hiện vào những lần sau đây:

    * Khi lượng đường trong máu cao hơn là 240 mg / dl

    * Khi có bệnh khác như: viêm phổi, đau tim, đột quỵ hay

    * Khi xảy ra buồn nôn hay nôn mửa

    * Trong thời gian mang thai

    Xét nghiệm các marker miễn dịch :

    Kháng thể kháng tế bào tiểu đảo tụy: dương tính trong ĐTĐ type 1

    Anti GAD : dương tính trong ĐTĐ type 1

    Đo Insulin hay C-Peptide trong máu : thấp trong ĐTĐ type 1

    HbA1c : Bệnh nhân bị đái tháo đường nên xét nghiệm HbA1c mỗi 3 - 6 tháng. The HbA1c là một thước đo trung bình của glucose máu trong vòng 2 - 3 tháng. Nó có thể giúp xác định việc điều trị như thế nào
    Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012
    Giảm nguy cơ mắc tiểu đường với vitamin D

    Giảm nguy cơ mắc tiểu đường với vitamin D

    Bổ sung đủ vitamin D trong thời trẻ có thể giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường dạng 1.



    Những phát hiện của các chuyên gia thuộc Trường Y tế công cộng Harvard (Mỹ) có thể cho thấy một công dụng mới của việc bổ sung vitamin D, đó là ngăn ngừa được căn bệnh tự miễn dịch nghiêm trọng ở người lớn, khi hệ miễn dịch bắt đầu gây hại mô. “Điều ngạc nhiên là bệnh nghiêm trọng như bệnh tiểu đường dạng 1 có thể được ngăn ngừa bằng một phát hiện đơn giản và an toàn”, trưởng nhóm nghiên cứu Kassandra Munger cho biết.

    Ở bệnh tiểu đường loại này, các cuộc tấn công hệ miễn dịch thường làm vô hiệu hóa các tế bào tạo insulin trong tuyến tụy. Mặc dù bệnh thường khởi phát ở trẻ em, song khoảng 60% các trường hợp bị tiểu đường dạng 1 xảy ra sau tuổi 20, theo kết luận tại Đại học Harvard.

    Có thể bổ sung vitamin D từ sữa, phô mai, cá...; hoặc tắm nắng 15 phút mỗi ngày để cơ thể tổng hợp vitamin D.
    Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012
    Chẩn đoán sớm đái tháo đường để phòng ngừa và giảm nguy cơ biến chứng

    Chẩn đoán sớm đái tháo đường để phòng ngừa và giảm nguy cơ biến chứng

    Nếu bạn nghĩ bản thân không nằm trong nhóm có nguy cơ đái tháo đường (ĐTĐ) hoặc tiền ĐTĐ là đã chủ quan trước căn bệnh diễn tiến âm thầm và nguy hiểm này.



    Hãy đóng vai trò chủ động trước ĐTĐ bằng cách tự chẩn đoán và chuẩn bị kiến thức để phòng ngừa, quản lý bệnh.

    Tự chẩn đoán sớm ĐTĐ bằng phương pháp đơn giản

    Thông thường, để phát hiện ĐTĐ, kiểm tra chỉ số đường huyết là việc cần làm đầu tiên không thể bỏ qua. Tuy nhiên, các biện pháp đo đường huyết khá phức tạp vì chúng ta cần đến cơ sở y tế kiểm tra, làm các xét nghiệm liên quan hoặc cần có máy đo đường huyết tại nhà. Điều này gây ra không ít trở ngại khiến nhiều người bỏ qua viêc kiểm tra để phát hiện sớm ĐTĐ.

    Bên cạnh đó, những phương pháp đo đường huyết phức tạp này thường nằm ngoài điều kiện và khả năng của nhiều người. Chính vì vậy, công cụ tự kiểm tra nguy cơ ĐTĐ, tiền ĐTĐ được Hội dinh dưỡng Việt Nam phát triển cùng Glucerna (Abbott Hoa Kỳ) đã ra đời. Công cụ này gồm bảy câu hỏi đơn giản để giúp tầm soát sớm ĐTĐ. Việc tầm soát sẽ dựa trên các yếu tố như độ tuổi, cân nặng, tiền sử gia đình, hoạt động thể lực … Công cụ này sẽ giúp xác định chúng ta có nguy cơ bị ĐTĐ hoặc tiền ĐTĐ hay không. Để biết kết luận chắc chắn, chúng ta cần đến bác sỹ kiểm tra và làm các xét nghiệm chính thức.

    Vai trò của dinh dưỡng trong quản lý ĐTĐ

    Ngoài việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, uống thuốc đều đặn theo toa, luyện tập thể thao hợp lý, người ĐTĐ cần có chế độ ăn uống khoa học song song với việc duy trì tinh thần thoải mái. Trong đó, dinh dưỡng khoa học, hợp lý chính là phương pháp then chốt nhất.

    Thông qua dinh dưỡng, người tiền ĐTĐ và ĐTĐ kiểm soát được cân nặng, đường huyết, mỡ máu cũng như cung cấp đủ nhu cầu năng lượng cần thiết cho cơ thể. Đây là phương pháp phòng ngừa tất cả các yếu tố nguy cơ liên quan đến dinh dưỡng và biến chứng ĐTĐ.

    Theo khuyến cáo của Hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) và Châu Âu (EASD), liệu pháp dinh dưỡng đối với người ĐTĐ, cần chú ý đến thành phần: các chất bột đường nên sử dụng loại có chỉ số đường huyết thấp, chất béo nên chọn chất béo đặc biệt có lợi cho tim mạch như MUFA, Omega 3. Hiểu được nhu cầu đó, Glucerna Triple Care được sản xuất bởi Abbott, Hoa Kỳ đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng chuyên biệt cho người ĐTĐ và tiền ĐTĐ. Với Glucerna có hệ Triple Care với 3 tác động giúp bình ổn đường huyết: hệ tinh bột đường phóng thích chậm Sucromalt, Fibersol, MUFA và Omega 3 tốt cho hệ tim mạch và thành phần Carbonhydrateschỉ số đường huyết thấp, giải phóng chậm, chất xơ FOS cùng với hàm lượng protein thích hợp giúp kiểm soát cân nặng và vòng eo. Glucerna với công thức khoa học Triple Care là một lựa chọn dinh dưỡng lâu dài phù hợp cho việc quản lý ĐTĐ và tiền ĐTĐ một cách toàn diện.
    Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012
    Bệnh đái tháo đường với gánh nặng điều trị

    Bệnh đái tháo đường với gánh nặng điều trị

    Đái tháo đường là một căn bệnh nguy hiểm mà nhân loại đang phải đối mặt. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và là gánh nặng khủng khiếp về chi phí điều trị của người bệnh.


    Căn bệnh nguy hiểm với những biến chứng nặng nề

    Bà N.T.V, 55 tuổi, (Q. Tân Bình, TP.HCM) chia sẻ, bà bị đái tháo đường (ĐTĐ) đã hơn 5 năm nay. Trước đây, bà rất dễ dãi trong ăn uống khi ăn nhiều thức ăn chứa mỡ, đường mà không có thói quen vận động, tập thể dục. Đến khi có biểu hiện đi tiểu nhiều và sụt cân nhanh bà mới đến bệnh viện thử đường huyết. Bác sĩ cho biết bà bị ĐTĐ. Xác định sống chung với bệnh, bà đi đo đường huyết thường xuyên và phải xây dựng lại chế độ ăn uống. Bà V. cho biết, công sức và chi phí điều trị bệnh 5 năm qua là không tính xuể.

    Theo thống kê, nếu năm 2002 tại Việt Nam chỉ có 2,7% người dân mắc bệnh ĐTĐ thì 10 năm sau tức năm 2012 con số này tăng lên 5,7%, tỷ lệ tiền ĐTĐ là 27%. Đáng lo ngại hơn, có đến 65% người bệnh không hề biết mình mắc căn bệnh này.

    Theo PGS-TS Tạ Văn Bình, Viện trưởng Viện Đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa, chế độ ăn uống không hợp lý và thói quen ít vận động là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng và đáng báo động tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ. Nhiều người bị ĐTĐ thường không biết họ bị bệnh cho đến lúc bệnh đã trở nặng và gây ra biến chứng. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh ĐTĐ có thể dẫn đến nguy cơ biến chứng nặng như mù lòa, tổn thương thần kinh dẫn đến nhiễm trùng và phải cắt cụt chi. Chưa kể các bệnh lý tim mạch như đột quỵ hay nhồi máu cơ tim đe dọa thường trực tính mạng bệnh nhân.

    Giải pháp điều trị giảm gánh nặng bệnh tật

    Các chuyên gia y tế nhận định, ĐTĐ là vấn đề nan giải không chỉ tác động trực tiếp đến bệnh nhân mà còn là gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. Mỗi năm, nước ta tốn khoảng 3 - 6% ngân sách của ngành y tế để dành cho việc chữa trị các biến chứng của bệnh ĐTĐ như tim mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, hoại tử chi...

    Chính vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm bệnh ĐTĐ cần được đặc biệt chú ý. Chỉ khi được điều trị hợp lý, không để xảy ra các biến chứng nguy hiểm mới tránh được cho bệnh nhân tình trạng “bệnh chồng bệnh”. Bởi theo các chuyên gia, khi một số loại thuốc hiện tại điều trị ĐTĐ không khống chế được tình trạng bệnh lý, thì bác sĩ sẽ điều chỉnh tăng liều cho bệnh nhân hoặc phối hợp một số nhóm khác nhau, do đó đòi hỏi bệnh nhân uống nhiều thuốc hơn. Đây là điều gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc tuân thủ điều trị, đặc biệt là bệnh nhân cao tuổi. Như vậy, việc phối hợp sẵn nhiều hoạt chất trong một loại thuốc duy nhất vừa giúp bệnh nhân tuân thủ đúng chỉ định của thầy thuốc, vừa giúp việc kê toa của bác sĩ nhanh chóng, chính xác; nhân viên dược cũng thuận lợi hơn trong việc quản lý tên thuốc.

    Hiện các chuyên gia y tế hàng đầu về ĐTĐ đã áp dụng trong phác đồ điều trị loại thuốc mới một cách thường xuyên hơn cho bệnh nhân, nhất là bệnh nhân cao tuổi. Bà P.T.H, 53 tuổi (ngụ tại Q.1, TP.HCM) bị ĐTĐ cho biết, hơn 3 tháng qua bà đã được bác sĩ chỉ định dùng loại thuốc mới. Loại thuốc này không những giúp hạ đường huyết nhanh mà còn giúp ổn định đường huyết lâu dài, bà H. còn cho biết mình đã không còn gặp tình trạng quên hay lấy thiếu một loại thuốc như phác đồ trước đây phải dùng nhiều loại nữa.

    Việc ra đời loại thuốc phối hợp cũng như những tiến bộ trong điều trị bệnh ĐTĐ trong thời gian gần đây và một vài năm tới hy vọng sẽ góp phần kiểm soát sớm và hiệu quả tình trạng tăng đường huyết, làm giảm các tác động tiêu cực của bệnh ĐTĐ lên sự phát triển kinh tế-xã hội như giảm tình trạng quá tải bệnh nhân do phải điều trị các biến chứng của bệnh ĐTĐ ở các bệnh viện hiện nay
    Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012
    Trị đái tháo đường bằng đậu bắp

    Trị đái tháo đường bằng đậu bắp

    Gần đây, trên các trang web có nhiều bài “ca tụng” đậu bắp như một “khắc tinh” của bệnh đái tháo đường. 

    Có thật như vậy không?

    Đậu bắp còn có tên là Mướp tây, bắp chà.

    Tên khoa học là Hibiscus esculentus, họ Bông.



    Quả đậu bắp có hình dạng tương tự như quả mướp nên gọi là mướp tây. Hạt trắng như hạt bắp (ngô) nên gọi là bắp chà. Cây giống đậu nhưng hạt giống bắp nên gọi là đậu bắp.

    100g quả đậu bắp có 660 UI vitamin A (13% nhu cầu hàng ngày), 0,2mg vitamin B1 (10%), vitamin C 21mg (35%), canxi 81mg(l0%), folacin 88mcg (44%), magiê 57mg (16%), thiamin 0,2mg (13%), ngoài ra còn có kali và mangan.

    Khi đun nóng lâu, chất nhầy làm cho nước canh đặc hơn. Nếu không thích nhầy thì chỉ đun nóng trong chốc lát.

    Thanh nhiệt giải khát: lao động dưới trời nắng gắt, mồ hôi ra nhiều nên khát nước và dễ bị cảm nắng. Đậu bắp thanh nhiệt và sinh tân dịch, vì vậy, dùng đậu bắp nấu vừa ăn vừa uống nước nấu đó rất thích hợp.

    Táo bón: đậu bắp rất dồi dào chất xơ, cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. 1/2 chén đậu bắp nấu chín có thể cung cấp khoảng 2g chất xơ, đậu bắp còn tươi nguyên cung cấp nhiều hơn, 1 chén khoảng 3,2g, và chất nhầy. Chất nhầy rất tốt đối với việc làm mềm phân, chất xơ kích thích nhu động ruột... cho nên nhuận tràng. Do chứa hàm lượng nước cao, đậu bắp còn giúp cơ thể tránh khỏi tình trạng táo bón, đầy hơi. Ngoài ra, đậu bắp giúp đi cầu tự nhiên, không gây đau bụng như các thuốc trị táo bón khác, vì vậy, những người thường bị táo bón, nên dùng đậu bắp nấu lấy nước uống và ăn cả quả đậu bắp luộc.

    Hỗ trợ tiêu hóa: khi vào hệ tiêu hóa đậu bắp sẽ chất nhầy và chất xơ của đậu bắp trở thành môi trường tốt cho những vi khuẩn có lợi, có thể sánh với sữa chua (yaourt), giúp tổng hợp các vitamin nhóm B.

    Đậu bắp có tính nhuận trường, dùng trị hội chứng kích ứng ruột, làm lành các vết loét trong đường tiêu hóa, đồng thời làm dịu những cơn đau thắt trong ruột.

    Hỗ trợ giảm thân trọng: đậu bắp sinh ít nhiệt lượng - calori (khoảng 25 calo với 1/2 chén đậu bắp nấu chín), vì vậy đậu bắp là thức ăn lý tưởng cho những người đang muốn giảm cân. Chất béo phải nhờ cholesterol nhũ hóa mới vào máu, chất nhầy của đậu bắp khóa hoạt tính của cholesterol nên chất béo không vào máu; cơ thể không được tiếp tế nên sử dụng mỡ tồn đọng và tiêu mỡ khiến cho thân trọng giảm. Đa số người mập phì bị táo bón, vì vậy ăn đậu bắp vừa giảm cholesterol vừa chống táo bón, đúng là món ăn - vị thuốc.

    Bệnh tim mạch: chất nhầy của đậu bắp ngoại hấp cholesterol của thực phẩm và của muối mật. Nó giữ cholesterol lại trong ruột, giúp cơ thể tái hấp thu nước, hấp thu những phân tử cholesterol vượt chỉ tiêu rồi bài thải theo phân ra ngoài, do đó giảm được cholesterol huyết. Những người cholesterol huyết cao, cao huyết áp, đau thắt ngực và các bệnh tim mạch khác nên ăn đậu bắp, vừa giảm cholesterol lại thông tiểu, rất thuận lợi cho bệnh cao huyết áp.

    Tuy nhiên, nên lưu ý là không ăn đậu bắp cùng lúc với uống thuốc, hãy uống thuốc trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau 2 giờ.

    Hỗ trợ thai phụ: đậu bắp chứa nhiều acid folic. 1/2 chén đậu bắp nấu chín tương đương với 36,5mg acid folic. Một chén đậu bắp sống chứa đến 87,8mg acid folic. Đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, acid folic rất quan trọng vì giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.

    Gần đây, những thí nghiệm tại khoa Y học cổ truyền, Đại học Y dược TP.HCM, cho thấy cao lỏng được chế từ thân và lá cây đậu bắp có tác dụng hạ đường huyết trên chuột thí nghiệm. Với liều 10g - 40g/kg thể trọng có tác dụng hạ đường huyết trên chuột thí nghiệm. Liều có tác dụng hạ đường huyết ổn định nhất là 30g/kg thể trọng. Ở liều này, cao lỏng đậu bắp hạ đường huyết có ý nghĩa thống kê từ thời điểm 40 phút và kéo dài đến 90 phút. Sau 90 phút, đậu bắp làm hạ 47,34% nồng độ đường huyết so với nhóm đối chứng không điều trị. Qua so sánh với insulin, tác dụng của đậu bắp không mạnh bằng insulin, không gây hạ đột ngột như insulin nhưng ổn định hơn và không có nguy cơ gây tụt huyết áp xuống dưới mức bình thường…
    Một số nghiên cứu cũng cho thấy chất xơ hòa tan có tác dụng tốt trong ổn định đường huyết. Chất nhầy trong đậu bắp tiết ra thông qua những mặt cắt ngang, dọc thân trái và dễ hoà tan vào môi trường nước, kể cả nước ở nhiệt độ thường. Qua nhiều giờ ngâm, chất nhầy hòa tan vào nước biểu thị rõ bằng độ sánh trong nước tăng lên. Lượng chất nhầy trong trái non cao hơn nhiều so với thân hay lá.

    Chúng tôi cũng nhận thấy có người ăn nhiều đậu bắp hàng ngày hoặc dùng thân, lá hoặc quả đậu bắp phơi khô rồi phối hợp với một số thảo dược như mướp đắng, lá ổi, lá sakê… sắc uống để trị đái tháo đường. Có khi thấy có kết quả nhưng không biết là do đậu bắp hay là do các vị thuốc dùng chung. Khi theo dõi thấy có người có tác dụng ổn định đường huyết rất tốt, số khác lại không; có lẽ do cơ địa không thích hợp chăng? Chưa có nghiên cứu khoa học nào kết luận hiệu quả điều trị của những trường hợp này, nhưng có điều cần lưu ý là cần theo dõi lượng đường huyết hàng ngày và cần có sự tư vấn của các thầy thuốc chuyên môn cho từng cơ địa mỗi người để có được hiệu quả thích hợp nhất.

    Ngoài quả, cành non, thân, lá và rễ của đậu bắp cũng có thể dùng làm thuốc:

    Giúp tiêu hóa tốt, chữa trị loét dạ dày, bảo vệ gan: dùng cành non của đậu bắp luộc ăn.

    Chữa ho, viêm họng: rễ và lá thái mỏng phơi khô ngày uống 10 - 16g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha.

    Ngoài ra, còn dùng súc miệng.

    Sốt cao, viêm đường tiểu, viêm họng: dùng lá, thân (hoặc thêm rễ) 40g, nấu lấy nước uống.

    Để có được những lợi ích tốt từ đậu bắp, các nhà dinh dưỡng lưu ý:

    Khi mua đậu bắp tươi, nên chọn quả không quá mềm, không có vết thâm bên ngoài vỏ, và không dài quá 8cm. Khi chế biến, nên nấu chín ở nhiệt độ thấp, vừa phải, không nấu, nướng đậu bắp ở nhiệt độ cao, tốt nhất là hấp chín.
    Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012
    Giảm nguy cơ đái tháo đường khi ăn đậu

    Giảm nguy cơ đái tháo đường khi ăn đậu

    Ăn thường xuyên các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng... có thể giúp cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành (CHD) ở bệnh nhân đái tháo đường dạng 2.


    Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Toronto và Bệnh viện St.Michael ở Canada, sau khi khảo sát ở 121 bệnh nhân mắc đái tháo đường dạng 2. Các tình nguyện viên được chọn ngẫu nhiên có chế độ ăn uống chứa ít nhất một chén đậu (khoảng 190 gr) mỗi ngày hoặc ăn các chế phẩm từ lúa mì chứa chất xơ không hòa tan từ ngũ cốc trong 3 tháng. “Việc kiểm soát lượng đường trong máu diễn tiến tốt hơn ở những bệnh nhân đái tháo đường có chế độ ăn nhiều đậu so với chế độ ăn không có đậu”, nhà khoa học David J.A.Jenkins, Giáo sư y khoa và dinh dưỡng tại Đại học Toronto và Bệnh viện St.Michael nói. Chế độ ăn uống chứa nhiều đậu còn giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim, Hãng tin ANI dẫn lời Giáo sư Jenkins cho biết thêm.
    Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012
    no image

    12 bí quyết để điều trị bệnh tiểu đường

    Để điều trị bệnh tiểu đường một cách tự nhiên, bạn phải giảm sử dụng đường, fructozo , bánh mỳ trắng, và các loại đồ ngọt như bánh ngọt, nước ngọt, kẹo... Bệnh tiểu đường cũng có thể được chữa trị mà không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Có rất nhiều phương pháp tự nhiên khác nhau để đề phòng bệnh tiểu đường mà không cần tới sự trợ giúp của bất kỳ dược phẩm nào, bao gồm:
    Điều trị bệnh tiểu đường
    1. Nước ép của các loại rau quả như chanh hoặc bầu, quả roi, cà chua, cà rốt, cải bắp, rau bi-na, dưa chuột và đậu tây, giúp giảm độ đường huyết rất tốt vì chúng có đặc tính chống tiểu đường.
    2. Sử dụng quế ngâm giảm độ đường huyết và do đó sẽ phòng ngừa được tiểu đường.
    3. Sử dụng tỏi sống hàng ngày cũng giúp kiểm soát độ đường huyết đến một mức độ nào đó.
    4. Bạn cũng có thể ăn sô-cô-la đen có chứa hàn lượng ca cao lớn vì chúng có các chất chống oxi hóa. Cố gắng tránh sô-cô-la sữa.
    5. Tập thể dục thường xuyên và tập Yoga, ngồi thiền cũng đã chứng minh có nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường vì tập thể dục có thể tăng cường tuần hoàn máu và giảm độ đường huyết trong khi Yoga và ngồi thiền giúp chống lại stress. Yoga cũng là một trong những bài tập rất có tác dụng giúp các gia đình tránh xa bệnh hiếm muộn
    6. Các thực phẩm đa dinh dưỡng như quả hạch nên được thêm vào trong chế độ ăn hàng ngày vì chúng có rất nhiều magiê. Tuy nhiên đừng nên ăn quá nhiều.
    7. Bằng cách tạo lập thói quen ăn uống phù hợp cùng với tập thể dục thể thao đều đặn, bạn có thể đảo ngược được căn bệnh. Nhai thức ăn một cách thích hợp ít nhất 15 lần để kiểm soát căn bệnh. Bạn nên có một chế độ dinh dưỡng cân bằng phù hợp, không bỏ bữa. Ăn từ 5 – 6 bữa nhỏ mỗi ngày và bao gồm một số thành phần protein trong các bữa ăn để duy trì cơ bắp và năng lượng. Cũng nên sử dụng các viên vitamin chất lượng cao và viên bổ sung chất khoáng.
    8. Thực hiện các bài tập rèn luyện sức mạnh cơ bắp. Các bài tập tăng sức khỏe cho tim như đi bộ, đạp xe, leo cầu thang... giúp bạn giảm cân và đốt mỡ.
    9. Bơi lội là một môn thể thao rất tốt cho người bị tiểu đường.
    10. Các loại thực phẩm xanh như lúa mạch, cỏ linh lăng... cũng giúp điều trị căn bệnh.
    11. Tinh dầu chuối hoặc trà chuối giúp điều trị tiểu đường rất tốt.
    12. Ngủ ít nhất 7-8 tiếng mỗi ngày giúp giảm stress và rất có lợi cho người bị tiểu đường.
    Copyright © 2014 All Right Reserved
    Designed by