Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012
Theo dõi, xét nghiệm, chẩn đoán đái tháo đường

Theo dõi, xét nghiệm, chẩn đoán đái tháo đường

- Glucose máu: Theo dõi, chẩn đoán và giám sát chứng tăng đường huyết, hạ đường huyết. Đặc biệt chỉ số này rất quan trọng trong theo dõi tiểu đường và tiền tiểu đường.

- C-peptide: để theo dõi việc sản xuất insulin bởi các tiểu thể beta trong tuyến tụy và để giúp xác định nguyên nhân gây hạ đường huyết.

- Insulin: để giúp đánh giá quá trình sản xuất insulin, chẩn đoán hội chứng insulinoma, và để giúp xác định nguyên nhân gây hạ đường huyết

- HbA1c: Test HbA1c có khả năng đánh giá nồng độ trung bình của glucose trong máu trong 2-3 tháng trước khi làm xét nghiệm. Xét nghiệm HbA1c được sử dụng chủ yếu để giám sát việc kiểm soát glucose của bệnh nhân tiểu đường theo thời gian và giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả phác đồ điều trị bệnh tiểu đường của bệnh nhân đang thành công hay cần phải được điều chỉnh.

- Tổng phân tích nước tiểu
Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012
5,7% dân số mắc bệnh đái tháo đường

5,7% dân số mắc bệnh đái tháo đường

Theo kết quả điều tra, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong cộng đồng tại Việt Nam cao hơn so với thế giới.
Tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở nước ta hiện chiếm 5,7% dân số. Đây là số liệu điều tra mới nhất mà Bệnh viện Nội tiết Trung ương vừa thực hiện và lần đầu tiên công bố tại Hội nghị tổng kết hoạt động của Dự án phòng chống đái tháo đường quốc gia năm 2012 và triển khai kế hoạch năm 2013 diễn ra sáng 2/4, tại Hà Nội.

Cuộc điều tra được Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiến hành năm 2012, tại 6 vùng sinh thái trong cả nước, gồm Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Kết quả cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở nước ta chiếm 5,7% dân số. Trong đó, Tây Nam Bộ có tỷ lệ cao nhất với 7,2% dân số và thấp nhất là khu vực tây Nguyên với 3,8% dân số. Tỷ lệ nữ giới mắc đái tháo đường nhiều hơn nam giới gần 5%. Người trên 45 tuổi, người có vòng eo lớn và trong gia đình từng có người bị đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn từ 2 đến 5 lần so với người bình thường.

Điều tra cũng chỉ ra một thực trạng đáng quan tâm là tỷ lệ người bệnh đái tháo đường trong cộng đồng không được phát hiện là 63,6%, trong đó Tây Nam Bộ có tỷ lệ cao nhất chiếm 72,1%. Tỷ lệ này trên thế giới là 50%.

Như vậy, kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong cộng đồng tại Việt Nam cao hơn hẳn so với thế giới. Tỷ lệ mắc đái tháo đường ở Việt Nam 10 năm qua đã tăng gấp đôi. Đây là con số đáng báo động vì trên thế giới, phải trải qua 15 năm tỷ lệ mắc đái tháo đường mới tăng gấp đôi. Trong khi đó, 75,5% số người được hỏi đều có kiến thức rất thấp bệnh đái tháo đường.

Nguyên nhân của sự gia tăng tỷ lệ đái tháo đường trong thời gian gần đây là chế độ dinh dưỡng mất cân đối và ít hoạt động thể lực dẫn đến một loạt các yếu tố bệnh sinh bắt đầu từ những hội chứng: thừa cân, béo phì, kháng insulin, rối loạn chuyển hóa lipid và tăng huyết áp.

Theo kế hoạch, trong năm nay, Dự án phòng chống bệnh đái đường quốc gia tiếp tục tăng cường hoạt động sàng lọc, phát hiện sớm cho bệnh nhân; tăng cường tư vấn về dinh dưỡng, về luyện tập thể lực cho người có nguy cơ cao và quản lý được 70% số người chớm mắc đái tháo đường.
Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012
Nguy cơ tiểu đường qua 4 dấu hiệu

Nguy cơ tiểu đường qua 4 dấu hiệu

Nếu có các dấu hiệu dưới đây, bạn hãy đề nghị bác sĩ cho thực hiện test chuyên sâu, từ đó biết cơ thể mình có trục trặc hay không, và lúc nào cần thay đổi chế độ ăn và luyện tập để tránh xa bệnh tiểu đường thật sự.

Tỷ lệ người mắc tiền tiểu đường đang tăng nhanh, và hầu hết họ không biết mình có bệnh. Bị tiền tiểu đường nghĩa là lượng glucose trong máu bạn cao hơn bình thường, nhưng chưa đến mức bị xếp vào tiểu đường. Các nghiên cứu cho thấy hầu hết những người bị tiền tiểu đường sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 trong vòng 10 năm, trừ phi họ giảm cân và thay đổi chế độ ăn, tập thể dục.

Vì tiền tiểu đường phát triển dần dần qua nhiều năm, nên người ta thường cho rằng chúng không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhận ra những dấu hiệu cảnh báo chắc chắn về sự gia tăng kháng insulin - mất khả năng chuyển hóa đường một cách hợp lý - yếu tố chủ chốt trong giai đoạn tiền tiểu đường, theo Beth Reardon, giám đốc dinh dưỡng cho trung tâm Duke Integrative Medicine tại Đại học Duke.

Để ý tới những dấu hiệu cảnh báo sẽ cho bạn thời gian để thực hiện các thay đổi trước khi quá muộn:

1. Cảm thấy mệt mỏi và uể oải sau khi ăn

Bạn buồn ngủ ngay sau khi bữa ăn? Đây là phản ứng bình thường, nhưng nếu chuyện này xảy ra thường xuyên, cơ thể bạn có thể đang gửi thông điệp rằng chế độ ăn này quá gần gũi với "anh bạn" tiểu đường.1. Cảm thấy mệt mỏi và uể oải sau khi ăn:

Giải pháp: Làm chậm quá trình chuyển hóa đường. Chọn các loại carbonhydrate dạng thô hơn, như ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, hoa quả tươi (không phải là nước ép hoa quả), những thứ mà cơ thể phải tiêu hóa lâu hơn. Điều đó sẽ giúp lượng đường máu ổn định trong quá trình dài hơn.

Đi bộ nhẹ nhàng sau ăn - đi bộ 15 phút - thay vì ngồi trước màn hình. Các hoạt động này sẽ giúp cơ thể xử lý lượng glucose ăn vào một cách hiệu quả hơn.

2. Giảm ăn mà không thấy giảm cân

Hầu hết người bị tiền tiểu đường có cân nặng thừa. Chỉ riêng yếu tố này đã là nguy cơ lớn gây tiểu đường. Tuy nhiên, cần đặc biệt lo lắng khi bạn cắt giảm calo mà vẫn không thấy giảm cân. Sự giữ cân ương ngạnh này có thể là kết quả của những thông điệp nhầm lẫn rằng các tế bào cơ thể đang nhận năng lượng.

Các tế bào cơ thể đang đói dần vì năng lượng mà chúng cần (dưới dạng glucose) không được hấp thụ tại các điểm tiếp nhận insulin trên bề mặt tế bào. Để đối phó với tình trạng thiếu năng lượng hiển hiện, cơ thể sẽ giữ chặt kho dự trữ hiện có - là mỡ. Vì thế, số thức ăn ít ỏi được đưa vào sẽ được chuyển ngay vào kho năng lượng - để có nhiều mỡ hơn.

Để cải thiện tình trạng này, hãy thay đổi mục tiêu giảm cân. Đừng nghĩ rằng "tôi phải giảm 25 cân ngay, tôi không thể làm điều đó". Thay vì thế, hãy chọn mục tiêu nhỏ thôi. Chỉ cần giảm 5-7% cân nặng, bạn đã ngăn cản hoặc trì hoãn được tiểu đường đến 60%. Kết hợp thay đổi lối sống (nhất là chế độ ăn) và dùng các loại thuốc là bạn có thể đạt được mục tiêu này.

3. Tăng cân ở giữa cơ thể

Tăng cân ở vùng giữa (eo và bụng) được xem là nguy cơ nguy hiểm hơn so với khi tăng cân ở đùi hay mông. Loại mỡ bụng này có liên quan tới sự gia tăng huyết áp cao, tim mạch, đột quỵ và lượng cholesterol nguy hiểm. Với đàn ông, điểm nguy hiểm là khi vòng eo từ 100 cm trở lên, và phụ nữ, mức nguy hiểm là 89 cm trở lên.

Giải pháp: Chế độ ăn, giảm cân và tập thể dục. Không nhất thiết phải là các bài tập đứng lên ngồi xuống hay bài tập chỉ nhăm nhăm vào vùng bụng. Hãy cử động toàn thân, từ 30 đến 60 phút mỗi ngày (như đi nhanh chẳng hạn).

4. Huyết áp cao theo sau tăng cân

Huyết áp cao có liên hệ với nhiều loại bệnh khác nhau. Nhưng tiền tiểu đường có thể là nguyên nhân, khi huyết áp cao dường như đến sau sự tăng cân (đặc biệt là tăng cân giữa cơ thể), mệt mỏi và một số yếu tố tiêu cực khác (lượng cholesterol bất thường, triglycerides cao).

Các con số cần cảnh giác: huyết áp bằng hoặc lớn hơn 130/85; lượng cholesterol tốt HDL dưới 40 mg/Dl đối với nam và dưới 50 mg/Dl với nữ, và triglycerides là 150 mg/Dl.

Giải pháp: Giảm cân từ từ thông qua thay đổi chế độ ăn và tăng luyện tập.
Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012
Người trẻ với bệnh đái tháo đường

Người trẻ với bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường type 1 

Còn có tên gọi là: đái tháo đường phụ thuộc Insulin, bệnh đái tháo đường người trẻ.

Bệnh đái tháo đường type 1 được gây ra do tuyến tuỵ không sản xuất insulin. Insulin có chức năng đưa glucose từ máu vào các tế bào để cung cấp năng lượng. Không có insulin, glucose sẽ tăng cao trong máu. Theo thời gian, glucose trong máu tăng cao có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng về tim, mắt, thận, thần kinh, và nướu và răng.

Bệnh đái tháo đường type 1 thường xảy ra ở trẻ em và thanh niên, nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết rỏ. Gen, vi rút, và tự kháng thể có thể đóng vai trò gây ra đái tháo đường type 1.

Triệu chứng

Có thể bao gồm:

- Khát nước

- Tiểu thường xuyên

- Cảm thấy rất đói hoặc mệt mỏi

- Giảm trọng lượng mặc dù ăn ngon miệng

- Vết thương lành chậm

- Khô da, ngứa da

- Mất cảm giác ở bàn chân hoặc cảm giác châm chích

- Giảm thị lực.

- Buồn nôn

- Ói mửa
Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012
Đái tháo đường và nguy cơ

Đái tháo đường và nguy cơ

Hiện nay vẫn chưa biết rõ tại sao có người bị đái tháo đường trong khi người khác lại không bị. Tuy nhiên vẫn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường, bao gồm:




Thừa cân

Thừa cân là yếu tố nguy cơ nguyên phát đối với đái tháo đường type 2. Nhiều mô mỡ sẽ làm cho các tế bào trở nên đề kháng với insulin.

Lối sống thụ động

Ít vận động là yếu tố nguy cơ lớn của đái tháo đường type 2. Hoạt động thể lực sẽ giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể, tăng sử dụng glucose làm năng lượng và giúp tế bào nhạy cảm hơn với insulin ( làm insulin hoạt động tốt hơn ) . Việc phát triển phương tiện đi lại hiện đại làm ít vận động hơn.

Tiền căn gia đình

Nếu có người thân trong gia đình ( cha, mẹ, anh chị em ruột) bị đái tháo đường type 2 thì sẽ có nguy cơ bị đái tháo đường type 2 cao hơn.

Sắc tộc/ chủng tộc

Mặc dù không biết tại sao nhưng những người thuộc những sắc tộc sau có nguy cơ bị đái tháo đường type 2 cao hơn người khác: La tinh, người Mỹ gốc Phi, Tây Ban Nha, thổ dân da đỏ và người Mỹ gốc Á, cư dân quần đảo Thái Bình Dương…

Tuổi

Nguy cơ đái tháo đường type 2 tăng khi lớn tuổi, đặc biệt sau tuổi 45. Có thể do khi lớn tuổi bệnh nhân có khuynh hướng ít hoạt động thể lực hơn, giảm khối lượng cơ, và tăng cân.

Tuy nhiên, đái tháo đường type 2 càng ngày xảy ra càng nhiều trên bệnh nhân trẻ tuổi.

Tiền đái tháo đường

Tiền đái tháo đường là tình trạng đường huyết tăng cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán đái tháo đường type 2. Nếu không được điều trị, tiền-đái tháo đường có khuynh hướng tiến triển thành đái tháo đường type 2.

Đái tháo đường thai kỳ

Nếu sản phụ bị đái tháo đường thai kỳ ,sẽ tăng nguy cơ bị đái tháo đường type 2 sau này.

Nếu sản phụ sanh con > 4 kilograms cũng tăng nguy cơ bị đái tháo đường type 2 sau này.
Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012
Đoán bệnh đái tháo đường bằng cách đo vòng eo

Đoán bệnh đái tháo đường bằng cách đo vòng eo

Một nghiên cứu mới cho thấy chỉ cần đo vòng eo cũng có thể giúp chúng ta dự đoán nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, đặc biệt ở phụ nữ.


Trước đây, người ta thường sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính toán dựa trên cân nặng và chiều cao cơ thể. Tuy nhiên chỉ số này không chính xác trong những trường hợp có vòng bụng lớn do lượng mỡ thừa tích tụ nhưng chỉ số BMI không đủ xác định béo phì.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học chuyển hóa thuộc Bệnh viện Addenbrooke (Cambridge, Anh) đã tiến hành phân tích lại dữ liệu sức khỏe của gần 29.000 người sống tại tám nước thuộc châu Âu. Kết quả cho thấy với đàn ông có vòng eo lớn trên 102cm tăng 22 lần nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, khi so với những người có chỉ số BMI bình thường và vòng eo nhỏ (dưới 94cm).

Đặc biệt, ở những phụ nữ béo phì có vòng eo trên 89cm tăng gấp 32 lần nguy cơ mắc bệnh này khi so với những người nhẹ cân và có vòng eo nhỏ dưới 79cm.
Thứ Hai, 9 tháng 1, 2012
Nguy cơ tiểu đường khi ăn nhiều thịt bò và lợn (heo)

Nguy cơ tiểu đường khi ăn nhiều thịt bò và lợn (heo)

Các chuyên gia Nhật Bản nói rằng đàn ông ăn nhiều thịt bò hoặc thịt heo mỗi ngày đối mặt với sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, báo The Japan Times đưa tin.



Nguy cơ tương tự không được ghi nhận ở phụ nữ, theo nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Sức khỏe Toàn diện và Y khoa Quốc gia và Trung tâm Ung thư Quốc gia (Nhật Bản).

“Sẽ tốt hơn cho những người ăn nhiều thịt bò và thịt heo nếu họ thay thế một phần bằng thịt gà và cá”, chuyên gia cao cấp Kayo Kurotani thuộc Trung tâm Sức khỏe Toàn diện và Y khoa Quốc gia khuyến nghị.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành một cuộc điều tra kéo dài 5 năm vào cuối thập niên 1990 về việc ăn thịt trên khoảng 64.000 người trong độ tuổi từ 45 đến 75 tại 11 khu vực trên toàn nước Nhật.

Khoảng 1.200 người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường trong thời gian nghiên cứu.

Nhóm chuyên gia đã phân loại các đối tượng trên thành 4 nhóm dựa trên lượng thịt hấp thu. Ở những người đàn ông, nhóm ăn nhiều thịt nhất có lượng tiêu thụ bình quân là 83 gam, và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở nhóm này cao hơn 42% so với nhóm ăn ít thịt nhất, với lượng tiêu thụ bình quân là 15 gam.
Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012
Bỏ ăn sáng có nguy cơ bị tiểu đường

Bỏ ăn sáng có nguy cơ bị tiểu đường

Những phụ nữ bỏ ăn sáng dù chỉ một lần/tuần cũng tăng 20% nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2 so với những phụ nữ ăn sáng hằng ngày, theo Healthline.com (Mỹ).

Bữa ăn sáng rất quan trọng

Đó là kết quả cuộc nghiên cứu trong vòng 6 năm vừa được công bố trên American Journal of Clinical Nutrition.

Nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học thuộc Trường Y Harvard (Mỹ), Bệnh viện Brigham and Women’s (Mỹ) và Trường đại học Quốc gia Singapore đã phân tích dữ liệu của 46.289 phụ nữ Mỹ.

Khi bắt đầu cuộc nghiên cứu, những phụ nữ này không bị ung thư, bệnh tim và tiểu đường loại 2. Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu về thói quen ăn uống của đối tượng trong vòng 6 năm.

Trong 6 năm theo dõi, nhóm nghiên cứu ghi nhận có 1.560 người bị tiểu đường loại 2. Họ nhận thấy những phụ nữ bỏ ăn sáng dù chỉ một lần/tuần cũng làm tăng 20% nguy cơ tiểu đường loại 2.

Đặc biệt, nếu bỏ bữa sáng, nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2 càng cao hơn ở những người thừa cân.
Một nghiên cứu cũng của nhóm này công bố năm 2012 sau khi theo dõi 29.206 nam giới trong 16 năm, cho thấy bỏ bữa sáng làm tăng 21% nguy cơ bị bệnh tiểu đường.
Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012
Người bị tiểu đường và chế độ ăn

Người bị tiểu đường và chế độ ăn

Thực phẩm và dinh dưỡng chiếm vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình trị liệu đối với người bị tiểu đường. Vậy người tiểu đường nên ăn gì để ổn định mức đường trong máu, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng. Sau đây là một số lời khuyên của bác sĩ Thanh Châu thuộc Viện Dinh Dưỡng dành cho người bị tiểu đường khi sử dụng các thực phẩm hằng ngày.


Chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị tiểu đường với mục đích nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, cân bằng đủ cả về số lượng và chất lượng để có thể điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn, đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khoẻ để hoạt động và công tác phù hợp với từng cá nhân. 

Đái đường do tổn thương tuyến tuỵ có 2 thể (type)

-Thể phụ thuộc Insulin (type I): thường gặp ở người trẻ tuổi, gày nhiều và thường có nhiều biến chứng.

-Thể không phụ thuộc Insulin (type II): thường gặp ở người tuổi trên 40, người béo và ít biến chứng.

Với type I, chế độ ăn thích hợp kết hợp với dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp cho bệnh ổn định, hạn chế biến chứng. Với type II chỉ cần chế độ ăn thích hợpkết hợp với hoạt động thể lực điều độ thường xuyên là kiểm soát được đường huyết giai đoạn đầu của điều trị.

Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường là hạn chế gluxit (chất bột đường) để tránh tăng đường huyết sau khi ăn và hạn chế vừa phải chất béo nhất là các axit béo bão hoà để tránh rối loạn chuyển hoá. Chế độ ăn của người bệnh phải xây dựng sao cho cung cấp cho cơ thể người bện một lượng đường tương đối ổn định và quan trọng nhất là phải điều độ và hợp lý về giờ giấc và số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ.

Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng

Nhu cầu năng lượng: bệnh nhân tiểu đường cũng có nhu cầu năng lượng giống như người bình thường. Nhu cầu tăng hay giảm và thay đổi khác nhau tuỳ thuộc tình trạng của mỗi người. Tuy nhiên cũng có những điểm chung như:

Tùy theo tuổi, giới

Tuỳ theo loại công việc (nặng hay nhẹ)

Tuỳ theo thể trạng (gày hay béo)

Mức nhu cầu năng lượng chung cho bệnh nhân điều trị tại bệnh viện là 25Kcal/kg/ngày.

Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng:

Protein (chất đạm): Lượng protein nên đạt 0,8g/kg/ngày với người lớn. Nếu khẩu phần có quá nhiều đạm sẽ không tốt nhất là đối với bệnh nhân có bệnh lý thận sớm. Trong chế độ dinh dưỡng của tiểu đường tỷ lệ năng lượng do protein nên đạt 15-20% năng lượng khẩu phần.

Lipit (chất béo): Nên ăn chất béo vừa phải và giảm chất béo động vật vì có nhiều axit béo bão hoà. Các chất béo đặc biệt là các chất axit béo bão hoà dễ gây xơ vữa động mạch nhưng mặt khác chất béo lại cung cấp năng lượng (bù lại phần năng lượng do gluxit cung cấp) vì vậy nên ăn các axit béo chưa bão hoà có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu mè (vừng), dầu đậu nành, dầu hướng dương... Tỷ lệ năng lượng do chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần và không nên vượt quá 30%. Việc kiểm soát chất béo trong khẩu phần còn giúp cho ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Gluxit (chất bột đường): Trong bệnh tiểu đường, đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn nhưng lại không chuyển hoá được để cung cấp năng lượng cho cơ thể vì thế chế độ ăn phải hạn chế gluxit (chất bột đường). Nên sử dụng các loại gluxit phức hợp dưới dạng các hạt và khoai củ. Hết sức hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (bánh, kẹo, nước ngọt...). Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần.

Để bệnh nhân tiểu đường dễ dàng trong việc lựa chọn thực phẩm, người ta chia thức ăn thành từng loại có hàm lượng gluxit khác nhau:

Loại có hàm lượng gluxit ≤ 5%: người bệnh có thể sử dụng hàng ngày, gồm các loại thịt, cá, đậu phụ (số lượng vừa phải), hầu hết các loại rau xanh còn tươi và một số trái cây ít ngọt như: dưa bở, dưa hấu, nho ta, nhót chín... (sử dụng không hạn chế).

Loại có hàm lượng gluxit từ 10-20%: nên ăn hạn chế (một tuần có thể ăn 2-3 lần với số lượng vừa phải) gồm một số hoa quả tương đối ngọt như quýt, táo, vú sữa, na, hồng xiêm, xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu hà lan...)

Loại có hàm lượng gluxit từ ≥ 20%: cần kiêng hay hạn chế tối đa vì khi ăn vào làm tăng nhanh đường huyết gồm các loại bánh, mứt, kẹo, nước ngọt và các loại trái cây ngọt nhiều (mít khô, vải khô, nhãn khô...).

Với người bị tiểu đường nên chia làm nhiều bữa nhỏ để tránh tăng đường huyết nhiều sau khi ăn. Có thể chia làm 5-6 bữa nhỏ trong ngày. Với bệnh nhân điều trị bằng Insulin tác dụng chậm có thể bị hạ đường huyết trong đêm, do vậy nên cho ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ.

Với những lời khuyên bổ ích trên, hy vọng những bệnh nhân tiểu đường sẽ tìm cho mình chế độ ăn uống phù hợp nhất để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.
Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2012
Định nghĩa bệnh tiểu đường

Định nghĩa bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường (tên tiếng anh Diabetes mellitus). Là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.


Tỉ lệ người bị bệnh tiểu đường trên thế giới rất cao, cứ mỗi 100 người thì có một người bị mắc bệnh này. và một điểu thật sự đáng buồn là nghiên cứu cho thấy, Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ bệnh tiểu đường chỉ đứng thứ 10 thế giới và là nước có bệnh tiểu đường phát triển nhanh nhất. Từ 2,7% người dân mắc bệnh đái tháo đường năm 2001, năm 2010, tỷ lệ này đã tăng lên hơn 6%. Đến năm 2025 số người mắc có thể tăng thành 8 triệu người.

Bệnh tiểu đường loại 1

Tiểu đường loại 1 thường xảy ra cho người dưới 40 tuổi, hay bắt đầu vào khoảng tuổi 14. Loại tiểu đường này, có lẽ do di truyền, tuy điều này chưa được hiểu rõ. Nếu có bố, mẹ, hay anh chị em ruột mang bệnh tiểu đường loại này, cơ hội để một em bé trong gia đình có thể bị bệnh là 5-10%.

Triệu chứng của tiểu đường loại 1 (do tụy tạng không tiết đủ insulin) thường đột ngột, có khi trong vòng vài ngày. Người bệnh đi tiểu luôn, lúc nào cũng khát nước, ăn uống nhiều vì ngon miệng, nhưng vẫn xuống cân. Thỉnh thoảng, có người từ trước vẫn khỏe mạnh, không có triệu chứng, nay đột nhiên hôn mê. Khi đưa vào bệnh viện và thử máu, mới thấy đường lên quá cao trong máu. Đo lượng insulin trong máu, thấy chất insulin trong máu người bệnh rất thấp hoặc không thấy có insulin gì cả.

Sao tụy tạng lại không tiết đủ insulin để xảy ra cớ sự? Điều này còn nằm trong vòng giả thuyết, chưa ai biết rõ. Người ta ngờ rằng, vì di truyền, các tế bào beta của tụy tạng đã “yếu” sẵn. Vào một hôm định mệnh, tụy tạng bị siêu vi trùng (virus) tấn công, các tế bào beta đã yếu sẵn nên quị luôn, hư hoại, không còn khả năng tiết ra insulin.

Một khi người bệnh đã có triệu chứng gây do tiểu đường loại 1, sự chữa trị là chích chất insulin vào, để thay thế cho chất insulin không có đủ trong cơ thể.

Bệnh tiểu đường loại 2

Tiểu đường loại 2 thường xảy ra ở người trên tuổi 40

80% số người bị bệnh tiểu đường loại này béo mập, nặng cân hơn bình thường. Khi đo lượng insulin trong máu những người nặng cân và bị bệnh tiểu đường , người ta thấy insulin trong máu bình thường, hoặc có khi còn cao hơn bình thường.

Nhiều người thắc mắc rằng insulin trong người, mà vẫn bị tiểu đường. Chỉ vì, muốn dùng được insulin, trên mặt các tế bào phải có đủ những chỗ tiếp nhận insulin, gọi là “insulin receptors”. Trên mặt các tế bào mỡ của những người bị tiểu đường loại 2 không có đủ những chỗ tiếp nhận hầu insulin có thể bám vào để tác động, đưa đường từ ngoài máu vào bên trong tế bào. Nên cơ chế chính gây tiểu đường loại 2 ở những vị béo mập là do các tế bào mỡ thiếu những chỗ tiếp nhận insulin, và sự chữa trị hàng đầu là xuống cân.

Sự di truyền trong trường hợp tiểu đường loại 2 còn mạnh hơn loại 1. Nếu có anh hay em sinh đôi bị tiểu đường loại 2, người kia trước sau gì cũng bị tiểu đường cùng loại. Nếu có bố mẹ bị tiểu đường loại này, gần như 1/3 con cái sinh ra sau này cũng bị tiểu đường, hoặc có những thử máu bất thường.

Ai dễ bị bệnh tiểu đường loại 2?

Từ tuổi 45 trở đi, tiểu đường loại 2 dễ xuất hiện. Bệnh tiểu đường loại 2 có thể đến sớm hơn:

Người béo mập (sức nặng 20% trên sức nặng lý tưởng).

Có bố, mẹ, anh, chị, em ruột mang bệnh tiểu đường .

Người Á đông (Asian), Mỹ gốc Phi châu (African American), Mỹ gốc da đỏ (Native American), và người gốc Hispanic.

Sanh con nặng trên 9 pounds hoặc bị tiểu đường lúc mang thai.

Có cao áp huyết (áp huyết 140/90 trở lên).

Có lượng cholesterol tốt (HDL) 35 mg/dl trở xuống, hay lượng mỡ triglyceride trong máu 250 mg/dl trở lên
Copyright © 2014 All Right Reserved
Designed by